LâmTrực@
Người ta thường so sánh to và nhỏ và để đi đến
kết luận rằng, to là kẻ mạnh. Điều này không phải bao giờ cũng đúng.
Nếu đem so sánh Trung Quốc và Việt Nam, theo
logic đã nói ở trên, Trung Quốc bao giờ cũng là kẻ mạnh. Tuy nhiên, kích cỡ
lãnh thổ, dân số đông chưa nói lên nhiều điều.
Hãy hình dung, một gia đình đông con, quản lý
giáo dục kém, thì sao có thể sánh với một gia đình nhỏ, ít con nhưng quản lý
giáo dục đàng hoàng. Thực tế cũng đã cho thấy điều đó hiện diện ở mọi nơi trong
xã hội. Nhật bản Bản là một minh chứng rõ nét trong tương quan so sánh với
Trung Quốc. Rõ ràng, Nhật rất mạnh. Đưa lên bàn cân, Trung Quốc liệu thắng được
bao nhiêu phần trăm?
Đã vài chục năm qua, từ thời Đặng Tiểu Bình,
Trung Quốc tìm cách lôi kéo các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN) để tạo nên một trật tự liên minh mới nhằm củng cố cho tham vọng bá
quyền của mình. Công bằng mà nói, họ đã phần nào gặt hái được thành công qua
các chuyến công du, ve vãn Myanmar và Capuchia. Vào năm 2010, hai bên đã đồng ý
thỏa thuận một chương trình tự do thương mại, tạo ra một trong những thị trường
lớn nhất thế giới. Cho đến thời điểm đó dường như mọi thứ – bao gồm cả các vấn
đề ngoại giao và thương mại – đã tiến triển một cách rất thuận lợi giữa Trung
Quốc và các nước láng giềng phía nam. Ngay cả với Việt Nam, đối thủ cứng đầu
của Trung Quốc trong mọi mối quan hệ, cũng được cải thiện rõ rệt. Một số nước ở
khu vực này bắt đầu thấy mối đe dọa từ người Hoa đối với kinh tế xã hội và với
quốc phòng an ninh cua rhoj không lớn như trước đây.
Tại diễn đàn khu vực năm 2010 ở Hà Nội, Bộ
trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì đã có thái độ nổi giận với các
nước chủ nhà Đông Nam Á vì họ lên tiếng ủng hộ lẫn nhau cũng như cố gắng tranh
thủ sự ủng hộ của Hoa Kỳ liên quan đến các tranh chấp chủ quyền tại khu vực
Biển Đông mà khởi nguồn là do thái độ tham lam của Trung Quốc trong việc vẽ lại
bản đồ lãnh hải. Sự tham lam và hung hăng của phía Trung Quốc đã đẩy giới tuyến
trên biển đến sát của nhà của các quốc gia láng giềng và điều này dẫn đến nguy
cơ những nỗ lực của Bắc Kinh trong vài thập kỷ qua sẽ bị đổ xuống biển.
Dương Khiết Trì tuyên bố một cách điên cuồng
rằng: “Có một sự khác biệt lớn giữa chúng ta”, và rằng “Trung Quốc là
một nước lớn và các bạn là những quốc gia nhỏ hơn”. Trong phát biểu của
mình, Dương Khiết Trì chỉ trích Việt Nam, Indonesia và các nước khác với hàm ý
đe dọa trừng phạt về kinh tế cũng như quân sự nếu các nước nhỏ hơn không tuân
thủ luật chơi của Trung Quốc đặt ra. Mỉa mai thay, những phát biểu hàm hồ và
non nớt về ngoại giao và chính trị của ông Dương không làm cho các nước này lo
ngại mà trái lại, làm cho họ xích lại gần nhau và tịnh tiến về phía Hoa Kỳ.
Sau sự kiện này, quan hệ giữa Trung Quốc và
các nước Đông Nam Á đã nhanh chóng chuyển sang gam màu tối. Trung quốc đã chủ
động gây sự và tạo ra các cuộc đụng độ trên biển và các tranh chấp tại Biển
Đông với hai nước Đông Nam Á khác là Việt Nam và Philippines. Trong tình thế
đó, một số nước khác rà soát lại nội dung của bản thỏa thuận tự do thương mại
vì họ cảm thấy rằng phía Trung Quốc chiếm quá nhiều ảnh hưởng.
Ai cũng biết nỗ lực của Bắc Kinh là sử dụng
sức mạnh của họ đối với các nước ASEAN yếu thế hơn, như Campuchia và Myanmar để
ngăn chặn một mặt trận thống nhất nhưng tác động này đã mang lại hiệu ứng
ngược.
Những động thái của Trung Quốc ve vãn Capuchia
và Myanmar làm tăng mối nghi ngờ của các nước Đông Nam á. Một kết luận được đưa
ra một cách thận trọng rằng Trung Quốc đang tìm cách chia rẽ sự đoàn kết của
ASEAN. Trong bối cảnh, các nước như Mỹ, Úc, Ấn Độ, Nga đang ra sức kiềm chế
Trung Quốc và vì thế người ta không khó nhận ra mối quan hệ giữa Bắc Kinh và
ASEAN đang ngày càng trở nên tồi tệ.
Các nhà quan sát quốc tế cho rằng mâu thuẫn
sâu sắc trong giải quyết những tranh chấp lãnh thổ ở khu vực Biển Đông
(và quyền khai thác các nguồn tài nguyên ở đây) liên quan đến toàn bộ mối quan
hệ giữa Trung Quốc và cả khu vực trong tương lai.
Chính phủ Mỹ đã khuyến cáo thái độ hung hăng
của Trung Quốc và khuyến khích các cuộc đối thoại ôn hoà, nhưng Bắc Kinh
vẫn làm ngơ và tiếp tục gia tăng các hoạt động gây rối bằng chiêu sử dụng lực
lượng quân sự ngụy trang dưới bóng dân sự đề hiếp đáp các nước láng giềng, nhằm
buộc họ phải đi theo quỹ đạo của mình. Động thái này, làm cho tất cả nước lớn
trong khu vực ASEAN đã tiến lại gần hơn với Washington. Luận điệu cũ rích mà
Bắc Kinh luôn rêu rao rằng "đó chỉ là hình thức tự vệ" đã
không được dư luận quốc tế và khu vực chấp nhận. Mục đích tối quan trọng dẫn
đến Bắc Kinh mạnh tay và thể hiện sự hung hãn của mình với các quốc gia láng
giềng như Việt Nam, Philippines hay Nhật Bản, chính là nguồn tài nguyên rất cần
cho tương lai phát triển của Trung Quốc.
Giới chức diều hâu trong quân đội Trung Quốc
và người dân nước này (đã bị bưng bít thông tin và họ hoàn toàn không được tiếp
cận các thông tin chính xác, khách quan) đòi hỏi một lập trường cứng rắn
về các vấn đề liên quan đến lãnh thổ, như cuộc xung đột với Nhật Bản tại quần
đảo ở Biển Hoa Đông. Một số người đã tỏ ra giận dữ về những nỗ lực của ASEAN
trong việc tìm kiếm sự ủng hộ của Hoa Kỳ và rằng Trung Quốc đã không tỏ ra mạnh
mẽ giành lại sức ảnh hưởng.
Có một điều quan trọng tác động đến thái độ
của Bắc Kinh trong câu chuyện này. Vì lòng tự hào thái quá, Trung Quốc tự cho
rằng vị trí của họ trong khu vực là tối quan trọng. Trung Quốc tự xem họ là một
nước lớn và muốn các nước khác phải tôn trọng họ một cách tương thích. Và vì
thế không ai lạ gì cách hành xử của Trung Quốc trong các cuộc đàm phán ngoại
giao với các tuyên bố chủ quyền mạnh mẽ hơn so với các nước khác. Tuy nhiên,
cách hành xử của họ đối với ngư dân các quốc gia khác lại mang đậm tính dã man và
mang màu sắc của cướp biển nhiều hơn là một anh nhà giàu có học. Với đường lối
ngoại giao này trong thời gian dài sẽ không có lợi cho Trung Quốc và theo các
nhà phân tích, nó đang kìm hãm và làm suy giảm sức mạnh của Trung Quốc.
Một học giả đến từ Mỹ cho rằng: "Cách
tiếp cận của Trung Quốc đối với ASEAN tại Biển Đông chủ yếu nhắm đến các quốc
gia có phương hướng ngoại giao chưa trưởng thành và chưa sẵn sàng để đảm nhận
vai trò lãnh đạo trong khu vực". Thông điệp trên rõ ràng là ám chỉ
Campuchia và Myanmar. Đây là cách làm tương tự như những gì mà Hoa Kỳ đã làm
với các đồng minh sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ II chấm dứt. "Chính
sách này sẽ không giúp Trung Quốc giành chiến thắng với vai trò chủ đạo trong
của họ trong khu vực, và điều này chưa đề cập đến vị trí cường quốc toàn cầu mà
họ mong muốn lâu nay".
Thêm vào đó, chính sách chủ quyền của Trung
Quốc tại Biển Đông lâu nay cũng không rõ ràng. Nước này chính thức tuyên bố cái
gọi là “chủ quyền quyền lịch sử” dựa trên các định nghĩa rất mơ hồ,
trong đó bao gồm hầu hết diện tích vùng biển phía nam. Chủ quyền đó thường được
đưa ra bằng biểu tượng đường “lưỡi bò” chín đoạn trên các bản đồ hàng
hải, trong đó họ tự nhận gần như toàn bộ vùng Biển Đông về mình. Các tuyên bố
trên hoàn toàn không phù hợp với các quy định pháp luật quốc tế. Hầu như các
nhà ngoại giao Trung Quốc đều biết điều này.
Các chuyên gia quan hệ quốc tế đều cho rằng,
nếu dựa vào cái gọi là "chủ quyền lịch sử" thì Việt Nam hoàn
toàn có quyền đòi hỏi chủ quyền của mình đối với 2 tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây
hiện nay của Trung Quốc, vì thực tế lịch sử, Việt Nam đã quản lý trên thực tế 2
tỉnh này trong lịch sử. Tuy nhiên, đây chỉ là câu chuyện vô tiền khoáng hậu và
chắc chắn không có hồi kết. Vì thế, điều tốt nhất mà Trung Quốc có thể làm hiện
nay là tuyên bố chủ quyền trong khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhỏ. Theo
Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển thì các đảo nhỏ không có người sinh sống,
các nước không có quyền tuyên bố chủ quyền trong khu vực đặc quyền kinh tế
trong vòng 200 dặm. Điều này Bắc Kinh nên nhìn nhận một cách tỉnh táo và khách
quan hơn.
Thời điểm này ASEAM đang diễn ra tại Lào, một
quốc gia mà Bắc Kinh đang ve vãn và thực tế đã tiến hành nhiều hành động được
xem là xâm lấn về lãnh thổ một cách hòa bình. Đây cũng là thời điểm thích hợp
để Trung Quốc và các nước khác thông qua bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Quy tắc
này kêu gọi xây dựng lòng tin vững chắc và các biện pháp ngăn ngừa xung đột,
bao gồm giảm các hoạt động quân sự trong khu vực. Cho đến nay, đây là thái độ tích
cực nhất mà các nước đã làm được trong vùng biển đầy giông tố này mặc dù Bắc
Kinh vẫn nói một đằng làm một nẻo.
Những phân tích trên có thể cho thấy, Trung
Quốc có kích cỡ lớn về lãnh thổ và dân số, song hoàn toàn chưa phải là một quốc
gia mạnh nếu như thiếu vắng sự quản lý, giáo dục tiên tiến, bớt đi sự hung hãn
và lòng tham vô độ của mình.
Theo Blog Tiếng nói của dân