Hoàng Tú
Trải qua hơn
50 năm xây dựng và phát triển, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (ĐHBKHN) luôn giữ
vị trí là một trường đại học kỹ thuật hàng đầu của cả nước. Sứ mạng của Đại học Bách khoa Hà Nội là đem lại cho
xã hội và cộng đồng các lợi ích với chất lượng tốt nhất từ các hoạt động đào tạo,
nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và dịch vụ, góp phần đắc lực vào
công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, giữ gìn an ninh quốc phòng và
phát triển Hệ thống Giáo dục Đại học Việt Nam. Điều đó càng được khẳng định hơn nữa khi vừa qua nhóm nghiên cứu phát triển bộ thu định vị đa hệ
thống SDR Navisoft của Trung tâm quốc tế nghiên cứu và phát triển công nghệ định
vị sử dụng vệ tinh (NAVIS), thuộc Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội đã tiếp nhận và giải
mã thành công tín hiệu định vị của các vệ tinh đầu tiên thuộc Hệ thống vệ tinh
định vị toàn cầu Galileo của Liên minh Châu Âu. Đây là bước đột phá mới của
ngành kĩ thuật Việt Nam.
Vậy Galileo
là gì? Mà tại sao nó lại quan trọng như vậy? Theo tôi được biết Hệ thống định vị
Galileo là một hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (GNSS) được xây dựng bởi Liên
minh châu Âu (EU). Galileo khác với GPS của Mỹ và GLONASS của Liên bang Nga ở
chỗ nó là một hệ thống định vị được điều hành và quản lý bởi các tổ chức dân dụng,
phi quân sự.
Hệ thống định
vị Galileo nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với GPS và GLONASS. Tuy nhiên ngày
nay do sự phổ biến của công nghệ cũng như thiết bị, GPS gần như vẫn là sự lựa
chọn duy nhất, nhưng về bản chất đây là hệ thống định vị phục vụ cho mục đích
quân sự dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ Quốc phòng Mỹ, vì thế nó không cung cấp
đảm bảo độ chính xác và tin cậy của dịch vụ định vị dân dụng. Một một vài hoàn
cảnh có xung đột xảy ra, GPS có thể ngừng cung cấp dịch vụ dân dụng. Chính vì vậy
nếu hệ thống Galileo được phát triển thì thế giới sẽ có nhiều sự thay đổi đáng
kể và đó là những sự thay đổi thể hiện sự tiến bộ của nhân loại trong lĩnh vực
thông tin.
"Vì thế,
năm 2003, EU xây dựng hệ thống vệ tinh mang tên Galileo khắc phục nhược điểm mà
GPS gặp phải. Galileo hứa hẹn mang đến cho người sử dụng dịch vụ định vị với độ
chính xác và tin cậy cao", ông Lã Thế Vinh, phó giám đốc Trung tâm Quốc tế
Nghiên cứu Phát triển Công nghệ định vị sử dụng vệ tinh (NAVIS) nói.
Vị
trí xác định bởi bộ thu Navisoft do NAVIS phát triển sử dụng dịch vụ định vị mở
Galileo E1 Open Service (ăng-ten thu nhận tín hiệu đặt trên nóc toà nhà Thư viện
Tạ Quang Bửu, trong khuôn viên Đại học Bách Khoa Hà Nội). Ảnh:NAVIS.
Hệ thống trên
dự kiến hoàn thành năm 2020, với chùm quỹ đạo gồm 27 vệ tinh. Đến nay, hệ thống
Galileo có 4 vệ tinh đang hoạt động trên quỹ đạo, với hai vệ tinh phóng lên vào
trung tuần tháng 10 năm ngoái. Các vệ tinh này phục vụ cho giai đoạn kiểm thử
trên quỹ đạo (In-Orbit Validation) của hệ thống. Theo nguyên lý, để sử dụng dịch
vụ định vị cung cấp bởi hệ thống Galileo đòi hỏi bộ thu phải tiếp nhận tín hiệu
của ít nhất 4 vệ tinh trên tại cùng thời điểm.Ngày 27/3 vừa qua, từ 9h15 đến
11h, lần đầu tiên cả 4 vệ tinh thử nghiệm PFM, FM2, FM3, FM4 cùng xuất hiện
trên bầu trời Hà Nội và phát đi các bản tin định vị tiêu chuẩn của dịch vụ mở
Galileo E1 Open Service.
Nhóm nghiên cứu đang tiến hành giải mã tín hiệu Galileo
Việc trở
thành nhóm nghiên cứu đầu tiên tại châu Á công bố thành công việc sử dụng dịch
vụ định vị Galileo có ý nghĩa quan trọng đối với Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
nói riêng và đối với Việt Nam nói
chung, trong việc làm chủ và phát triển các giải pháp định vị đa hệ thống, giúp
nâng cao độ chính xác, độ tin cậy của dịch vụ định vị và đặc biệt giảm sự phụ
thuộc vào hệ thống định vị riêng lẻ.
Có thể nói việc
giải mã thành công tín hiệu Galileo là bước ngoặt lớn đối với lĩnh vực thông
tin nước ta. Đó là bước nhảy lớn đối với ngành khoa học-kĩ thuật của Việt Nam. Bước
nhảy có vị trí quyết định làm cho cả thế giới phải khâm phục và có cái nhìn mới
về trình độ khoa học-kĩ thuật của Việt Nam. Chúng ta phải chứng tỏ cho cả thế giới biết
Việt Nam tuy là một nước nhỏ bé nhưng không hề đơn giản.
Theo kế hoạch,
hệ thống Galileo bắt đầu cung cấp dịch vụ định vị vào năm 2015, và hoàn thành
năm 2020. Hi vọng hệ thống Galileo sẽ tiếp tục phát triển và ứng dụng rộng rãi
trong thực tế. Chúc cho ngành khoa học kĩ thuật của nước ta ngày càng có nhiều
đột phá và thành công hơn nữa.
(Bài viết có sử dụng tài liệu từ một số nguồn Internet)
14 nhận xét
Viết nhận xétĐây thực sự là bước ngoặt lớn đối với ngành khoa học-kĩ thuật của Việt Nam. Tự hào vì Việt Nam là nước đầu tiên nghiên cứu thành công lĩnh vực này. Việt Nam mình giỏi quá. tôi tự hào là người việt nam. Hi vọng trong tương lai nước chúng ta sẽ ngày càng có những phát minh mới để chứng tỏ cho thế giới biết
TRẢ LỜIĐại học Bách Khoa Hà Nội có khác. đây là trường quá xuất sắc trong lĩnh vực công nghệ thông tin của nước ta. ngôi trường này đã đạt nhiều thành tích vẻ vang cho đất nước đồng thời đây được coi là ngôi nhà thứ hai của các vị nhân tài ở nước ta. Được học tập và đào tạo ở đay là niếm mơ ước của không ít sinh viên Việt Nam
TRẢ LỜIBước nhảy này có ý nghĩa rất lớn đối với ngành công nghệ thông tin của nước ta. nhờ nó mà việt nam nói chung và đai học bách khoa hà nội nói riêng được khẳng định vị trí của mình. Có thể nói tín hiệu Galileo này rất quan trọng, đây là một phát minh lớn của nước ta
TRẢ LỜIthấy trên báo chí nói nhiều về tín hiệu Galileo mà mình chẳng hiểu gì. Đọc bài này mới hiểu ra. Mặc dù GPS có nhiều ưu điểm nhưng bản chất đây là hệ thống định vị phục vụ cho mục đích quân sự dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ Quốc phòng Mỹ. thế nên sẽ không thể tốt bằng Galileo được. Hi vọng hệ thống này sẽ mau chóng đi vào quỹ đạo phát triển và bắt nhịp với các công nghệ khác
TRẢ LỜITuyệt vời quá. Thỉnh thoảng Việt Nam mình lại có những thành tựu đáng ghi nhận như thế này. thật là đáng chúc mừng. hi vọng sẽ ngày càng nhiều hơn những thành tựu đáng nổi bật của nước ta được công nhận. Phải thê hiện hết sức để chứng tỏ khả năng chứ Việt Nam nhỉ
TRẢ LỜIGPS có nhiều ưu điểm thuận lợi nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều cái hạn chế. Do vậy nếu hệ thống galileo được phát triển và sử dụng trong thực tế thì đây là một thành tích đáng nổi bật của cả nhân loại. Hi vọng sẽ sớm được sử dụng tín hiệu này
TRẢ LỜIViệt Nam đang ngày càng khẳng định vị trí của mình trong lĩnh lực thông tin trên trường quốc tế. đây là một trong những thành công bước đầu của nước ta. Hệ thống Galileo sẽ có nhiều tiềm năng để phát triển hơn nữa, chứ nó không dừng ở đây. Vì thế nên nước ta nên tận dụng tiềm năng này.
TRẢ LỜIĐúng là thành công vượt bậc của công nghệ nước ta. Nếu sử dụng được tín hiệu này thì đây quả là thành công lớn đối với nước Việt Nam và đối với đại học bách khoa hà nội nói riêng. hi vọng đại học bách khoa hà nội sẽ ngày càng có những nghiên cứu thành công trên tất cả các lĩnh vực hơn nữa
TRẢ LỜIViệc giải mã thành công tín hiệu GALILEO là một bước phát triển vượt bậc, là một bước ngoặt đối với nền khoa học- kỹ thuật của nước nhà. thành công này chính là bước đệm cho những thành công khác, phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học khác. Việc trở thành nhóm nghiên cứu đầu tiên tại châu Á công bố thành công việc sử dụng dịch vụ định vị Galileo có ý nghĩa quan trọng đối với Trường Đại học Bách khoa Hà Nội nói riêng và đối với Việt Nam nói chung, trong việc làm chủ và phát triển các giải pháp định vị đa hệ thống, giúp nâng cao độ chính xác, độ tin cậy của dịch vụ định vị và đặc biệt giảm sự phụ thuộc vào hệ thống định vị riêng lẻ. là Bước nhảy có vị trí quyết định làm cho cả thế giới phải khâm phục và có cái nhìn mới về trình độ khoa học-kĩ thuật của Việt Nam. Chúng ta phải chứng tỏ cho cả thế giới biết Việt Nam tuy là một nước nhỏ bé nhưng không hề đơn giản.
TRẢ LỜItrường đại học bách khoa thật bá đạo, giỏi phết, đúng là trường số 1 Việt Nam về khoa học kĩ thuật. Việt Nam lại có tiếng nói trên trường quốc tế rồi, tuy chỉ là một nước nhỏ bé nhưng tinh thần học tập thì không nhỏ bé chút nào, nếu chúng ta đầu tư thì sẽ không biết thế nào. :))
TRẢ LỜIà há.giống như định vị gps à.mà gps là của mỹ thôi nên nhiều cái cũng không chính xác hoặc thế nào đó nó cũng cắt.mình tự nghiên cứu được thì quả thật là tốt.nói thật chưa nghe galileo là cái gì cũng không biết nó cũng là loại định vị,cái này phục vụ cho quân sự quốc phòng thì hay lắm nhĩ.các anh bách khoa cố gắng làm cho ngon nhé
TRẢ LỜIai bảo việt nam thua kém gì thế giới,giới trẻ việt nam so với thế giới cũng rất thông minh chỉ tại điều kiện ta chưa có nên họ không được phát huy hết tiềm năng thôi,về sau không chỉ là định vị toàn cầu mà là vè tinh mà là kỷ thuật không gian,các công trình đóng góp lớn vào nông nghiệp công nghiệp ấy chứ.cứ chờ xem việt nam một ngày không xa
TRẢ LỜIĐáng vui mừng cho Việt Nam. Trong thời đại hiện nay VIệt Nam đang cần lắm những tài năng như vậy. Các bạn đã nâng tầm cho Việt Nam trên trường quốc tế, cho bạn bè quốc tế một hình ảnh con người Việt Nam anh hùng trong chiến đấu và hăng say sáng tạo, nghiên cứu khoa học. Đất nước còn khó khăn nhưng hiền tài nhất định sẽ phải được trọng dụng, những con người như vậy cần được nêu gương cho thế hệ trẻ hiện nay.
TRẢ LỜI» Bình luận mang tính xây dựng và đóng góp. Vui lòng phân biệt rõ ràng giữa "góp ý", "phản biện" và "xuyên tạc".
» Không sử dụng các từ ngữ kích động, tuyên truyền, gây thù hằn, phân biệt vùng miền, tôn giáo, giới tính...gây tổn hại đến khối Đại đoàn kết dân tộc.
» Không sử dụng các từ ngữ , hình ảnh xuyên tạc, bôi xấu Đất nước, chế độ, Quốc huy , Quốc kỳ, Quốc ca... của nhà nước CHXHCN Việt Nam.
» Không sử dụng các từ ngữ , hình ảnh xuyên tạc, bôi xấu Đảng, Nhà nước, lãnh tụ, lãnh đạo. Nếu có ý kiến phản biện vui lòng đưa ra dẫn chứng cụ thể với nguồn đáng tin cậy.
» Không sử dụng các tên người dùng vi phạm các điều trên. Các tên người dùng mang tính chất chia rẽ đoàn kết dân tộc (Bắc Kỳ, Nam Kỳ...),một trong những tên trong cuộc đời hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh hoặc các tên xuyên tạc về chủ tịch Hồ Chí Minh, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiện tại đều bị xóa bỏ mà không cần báo trước.
» Nếu thấy dấu hiệu vi phạm, bạn đọc vui lòng báo cho chúng tôi biết bằng form báo cáo phía bên phải blog.
Thân ái ! Conversion Conversion Emoticon Emoticon