Đò Ngang - Trong thời gian qua có nhiều những
đề xuất, những quy định điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, các quy định
này mới ban hành đã gặp rất nhiều phản ứng từ phía người dân về tính khả thi của
nó. Chúng ta hãy điểm qua một vài quy định, đề xuất như thế:
Quy chế cộng điểm tuyển sinh
THPT
Ngày 18/4/2014, Bộ trưởng Bộ
GD-ĐT đã ban hành Thông tư số 11/2014/TT-BGDĐT về Quy chế tuyển sinh trung học
cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông, trong đó đã quy định các nhóm đối tượng
được hưởng chế độ ưu tiên cộng điểm trong tuyển. Ngày 26/5/2014, Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành Thông tư số 18/2014/TT-BGDĐT bổ sung các đối tượng ưu tiên nói
trên, trong đó thêm “Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1.1.1945; Con
của người hoạt động cách mạng từ 1.1.1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8 năm 1945”
sẽ được cộng điểm ưu tiên trong các kỳ thi tuyển sinh THPT.
Chăm lo cho con em gia đình chính
sách, người có công là cần thiết, nhưng liệu có lố bịch không, không còn cách
nào nữa hay sao mà phải ban hành quy định này. Bởi vì, với người hoạt động cách
mạng trước năm 1945 hoặc năm 1945, nếu tính tuổi họ tham gia cách mạng trung
bình là 20 tuổi, thì tính đến nay họ cũng ở tuổi từ 85 đến 90 tuổi. Nếu như họ
lập gia đình theo quy luật thông thường thì con của họ cũng từ 65 – 70 tuổi. Giả
sử có người đến 60 tuổi mới lập gia đình thì con của họ đến nay cũng từ 25 – 30
tuổi. Ở tuổi này, có còn mấy ai thi vào THPT không nhỉ!
Đồng ý rằng, trong thực tế luôn
có những trường hợp đặc biệt, cho nên cần có quy định để điều chỉnh những trường
hợp đặc biệt đó. Tuy nhiên, soạn thảo một quy định như trên là bất hợp lý, thiếu
tính thực tế. Nó thiếu tính thực tế như quy định cộng điểm ưu tiên thi đại học
cho Bà mẹ Việt Nam Anh hùng mà Bộ GD & ĐT từng làm cho dư luận sốc vì không
đủ sức để tưởng tượng.
Những người đã có công với nước,
chúng ta chắc chắn không được quên, chúng ta phải có những chính sách đối với họ.
Tuy nhiên, chế độ chính sách thế nào cho hợp lý. Quy định là điều chỉnh số đông
người chứ không phải là để áp dụng cho 1 hoặc 2 đối tượng. Thiết nghĩ, chúng ta
có rất nhiều cách khác nhau để thể hiện sự quan tâm đối với họ, chứ không phải
là ngồi soạn ra thứ quy định trên trời thế này.
Công chức Hà Nội bị cấm nói tục, dùng tiếng lóng
Chánh Văn phòng Nguyễn Thịnh
Thành vừa ký Quy chế thực hiện kỷ cương hành chính và văn hóa công sở tại Văn
phòng UBND thành phố Hà Nội. Theo đó, công chức văn phòng phải nhã nhặn, lắng
nghe ý kiến, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy định liên quan đến
giải quyết công việc. Khi giao tiếp qua điện thoại, cần trao đổi ngắn gọn, tập
trung vào nội dung công việc; không ngắt điện thoại đột ngột.
Ngôn ngữ trong giao tiếp với đồng
nghiệp phải chuẩn mực, rõ ràng mạch lạc, không nói tục, nói tiếng lóng.
Đó là chưa kể các quy định: đám
ma không quá 7 vòng hoa; đám cưới không quá 30 mâm, 300 khách…
Thực sự phải nói đây đều là những
quy định rất hay, rất tốt…nhưng nếu mà thực hiện được thôi. Nhưng thử hỏi tính
khả thi của những quy định này đến đâu, ai sẽ là người xử phạt? hay phải thành
lập một tổ chuyên đi rình rập nghe ngóng xem người khác nói chuyện với nhau như
thế nào? Đó là chưa kể lời nói, gió bay, lấy gì làm chứng cứ để phạt người ta?
Hay lúc đó lại phải đề xuất trang bị phương tiện ghi âm, ghi hình để làm bằng
chứng. Từ khi có quy định…đám ma….đám cưới… đó, thử hỏi bao nhiêu trường hợp đã
bị xử phạt rồi.
Thiết nghĩ tất cả những quy định
đều phải được tôn trọng và thực thi một cách nghiêm túc, quy định chỉ để cho
có, rồi để đấy thì không nên quy định làm gì. Nó không những gây phản cảm cho
xã hội mà còn giảm uy quyền của cơ quan ban hành.
Đề xuất xưng “tôi” trong công sở!
Thời gian qua, một số giáo sư, tiến
sĩ có tên tuổi đề xuất đổi cách xưng hô thân mật thường thấy hiện nay trong các
công sở bằng cách xưng “tôi”, còn người được xưng hô thì tùy vào độ tuổi có thể
xưng hô theo kiểu “tôi – anh”, “tôi – bác”, “tôi – chú”… . Với lập luận cho rằng,
khi xưng “tôi” sẽ thể hiện sự ngang hàng và người nói sẽ cảm thấy tự tin hơn,
không e dè, sợ sệt gì khi nêu ý kiến của mình.
Theo cá nhân tôi, bản thân cũng
có những giao tiếp xã hội nhất định, cũng từng có thời gian làm việc trong cơ
quan hành chính. Tôi thấy sự tự tin không phải đến từ những cách xưng hô, mà xuất
phát từ chính mỗi con người chúng ta. Một phần do bản tính điềm tĩnh, tự tin. Một
phần là do sự tự tin vào những gì mình sẽ nói. Nếu như bản thân người nói không
tự tin vào mình, không tự tin vào những gì mình nói thì có xưng hô thế nào cũng
không bao giờ lấy lại tự tin được cả.
Hơn nữa, cách xưng hô đó nó thể
hiện sự thân mật, đó là truyền thống, là đức tính quý báu của con người Việt
Nam ta. Nó tạo ra không khí làm việc thân thiện, thoải mái. Đây là yếu tố quan
trọng để làm việc hiệu quả.Trong môi trường làm việc mà người này người khác cứ
câu lệ xưng hô thế nọ, xưng hô thế kia thì rất khó sống, cảm thấy không thoải
mái.
Bây giờ đề xuất như vậy, nếu người
ta không chấp hành thì sao? Chẳng lẽ đi phạt một người vì người ta xưng hô
không đúng ah? Xưng hô thân mật thì nó xâm phạm đến cái gì, nó ảnh hưởng nghiêm
trọng lắm ah?
Trong khi pháp luật còn nhiều điểm
không phù hợp, cần điều chỉnh thì chúng ta không tập trung làm, chúng ta lại đi
soi mói những thứ rất nhỏ nhặt rồi đề xuất những cái mà tính khả thi của nó rất
thấp. Ngẫm lại quy định cấm hút thuốc lá nơi công cộng, là một quy định rất hợp
lòng dân, ai ai cũng hưởng ứng, nhưng thử hỏi chúng ta đã xử phạt được bao
nhiêu trường hợp rồi. Để mỗi người tự xem xét tình khả thi của những quy định
này!
16 nhận xét
Write nhận xétthực giả giả thực, mọi điều cần phải hài hòa, không là có, có là không, văn hóa Việt Nam là một cái gì đó rất gần gũi , rất tinh tế và cũng rất sâu sắc, không chỉ đa dạng trong câu từ mà còn trong những câu ca dao tục ngữ ngắn gọn và súc tích hàm ý và cô đọng những điều cổ nhân răn dạy, chúng ta không nên phá vỡ những điều mang tính chất quy luật ấy vào những khuôn khổ cứng nhắc và thiếu hiểu biết không phù hợp
Replymỗi điều luật bao giờ trong nó cũng phải có những điều hay điều dở mà cần phải sửa đổi bổ sung sao cho phù hợp, hợp với tình hình thực tế, chúng ta không thể trách cứ họ tại sao lại như vậy, tất cả mọi người đều đã thấy những sai lầm ấy và đều góp ý sửa đổi, tuy nhiên sau mỗi lần như vậy các cơ quan cấp có thẩm quyền cần phải nâng cao khả năng lãnh đạo quản lý và nhận thức của các cấp sao cho phù hợp với xu thế của thời đại hiện nay
Replytính khả thi cần phải được đưa ra bằng nghị định rồi mới dẫn đến nghị quyết, mọi thứ đều phải có quy trình của nó và cần phải có nơi để làm thí điểm, sẽ rất tai hại nếu như chúng ta chỉ thực hiện ở tất cả mọi nơi cùng một lúc, chẳng có cái gì là chắc chắn sẽ đúng nhưng một chút thử nghiệm và thêm một chút gia vị cũng đâu có gì là nguy hại lắm, phải không ạ, ta không thể cứ trách cứ họ mãi, hay cũng nhau nâng cao trình độ để ta không phải ban bố thêm luật lệ nào nữa
Replynhư cái quy chế cộng điểm đó thực sự là không cần thiết, giờ chúng ta cần phản ánh đúng bản chất việc học chứ còn chạy theo cái thành tích hão huyền thì để làm cái gì chứ, nếu như người việt nam cứ có tư tưởng như thế này thì rất khó có thể phát triển đất nước được đâu chưa nói là sánh vai với các cường quốc năm châu
Replychuyện công sở thì cũng như một xã hội thu nhỏe, nếu như cứ ràng =buộc như thế thì nó không hay và cũng làm cho tâm lí chính những người công chức không thích thú trong làm việc, theo tôi thì quan trong là hiệu quả công việc thôi chứ không nên nói mấy cái chuyện cách ứng xử, với việt nam thì cần nâng cao hiều quả là trên hết
Replylàm gì cũng cần có tính khả thi chứ không thể nào có chuyện không có tính khả thì mà làm và đạt hiệu quả được đâu, tôi tin điều đó cho nên những nhà chức trách hãy có trách nhiệm và tầm nhìn cho nó thật chuẩn trước khi đưa ra bất cứ một vấn đề gì
Replytrong công sở thì cần gi phải xưng " tôi " , chẳng nhẽ làm như thế thì những người công sở sẽ làm việc chăm chỉ hơn chăng, tôi nghĩ là không có đâu. công sở hiện nay nói đúng ra là làm không được tốt cho lắm, và một số đang chơi là chính, co vẻ quy định lại nội quy, giờ giấc thì nó hợp lí hơn chứ
Replythực ra tôi cũng đồng ý với ý kiến tác giả, tôi cũng thấy những vấn đề trên là không hợp lí cho lắm, và vẻ như muốn cải tổ thì có cách khác hay hơn đấy, có cách khác có thể làm tốt hơn những vần đề này chứ không nên đề xuất những cái viễn vông như thế, giờ phải đạt hiệu quả lên đâu thì hơn
ReplyĐọc xong bài viết mới thấy đúng là có những quy định, những điều luật chẳng có tính khả thi, chẳng có tính thực tế gì cả. Những điều luật, những quy định được đưa ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội, đáp ứng nhu cầu xã hội và con người mà lại xa rời thực tế thì đưa ra liệu có ích gì ???
ReplyNội dung của bài viết đã phản ánh phần nào thực tế của những quy định được ban hành. Có nhiều quy định được đưa ra chẳng giải quyết được vấn đề đặt ra mà còn làm cho nó vào ngõ cụt thì chẳng hiểu đưa ra để làm cái gì. Những quy định đâu phải chỉ viết ra ban hành là xong, mà nó còn tiêu tốn bao nhiêu sức lực, thẩm duyệt, vậy mà vẫn có những quy định xa rời thực tế. Những nhà ban hành những quy định, quyết định hãy tìm hiểu thực tiễn, bám sát yêu cầu của nhân dân để có thể đưa ra những quy định đúng mực hơn.
ReplyHiện nay nhiều quy định, quy chế được ban hành mà không có tính thực thi. Những người ban hành ra không bám sát thực tiễn, không hiểu được nhu cầu thiết yếu của nhân dân, ban hành ra những quy định mà khiến cho nhân dân thấy buồn cười thì thật xấu hổ. Những người ban hành nên có những hành động xác minh đánh giá thực tiễn để đưa ra quy định đúng hơn, hợp tình hợp lý.
ReplyThông tư số 11/2014/TT-BGDĐT về Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông, trong đó đã quy định các nhóm đối tượng được hưởng chế độ ưu tiên cộng điểm trong tuyển đã và đang nhận được rất nhiều ý kiến khác nhau của dư luận xã hội, theo mình thấy đúng là nó chẳng thực tế chút nào, năm 1945 đã đi chiến đấu mà bây giờ con cái họ mới thi tốt nghiệp thì quá vô lý. Có lẽ nào....
ReplyThực sự là như vậy nhiều quy định chẳng hiểu do ai đặt ra nữa gây sự bức xúc trong người dân, quy định j cũng phải dựa trên yêu cầu thực tế chứ không phải cứ bừa phứa quy định j thì quy định chẳng quan tâm đến ai cả! đấy là 1 điều bất cập trong xã hội ta cần phải khắc phục ngay vấn đề này có thế thì đất nước ta mới phá triển vững mạnh được
ReplyChúng ta còn cần phải nhiều những nhận định rồi đi đến những quyết định sao cho phù hợp với lòng nhân dân, để rồi đưa đất nước phát triển một tầm mới, tầm văn minh đất nước. Chính vì thế mỗi người trong số chúng ta hãy đóng góp cho đất nước bằng những hành động có ích để xây dựng đất nước này
ReplyĐể có một đất nước phát triển trên tất cả các lĩnh vực thì con người sống trong đất nước cũng phải văn minh, nhất là cán bộ nhà nước, những con người đang còn là tuổi trẻ của đất nước cũng phải dần học những văn hóa để đất nước phát triển trên lĩnh vực văn hóa. Cần phải loại bỏ những quy định sai, trên trời và thay vào đó là những quy đinh hợp với thực tế
ReplyCần có thêm những đề xuất hợp lý, phù hợp với tình hình hiện tại để có thể góp phần thay đổi nền văn minhd dất nước, đưa đất nước trở nên tươi đẹp hơn bao giờ hết.
ReplyCũng nên loại bỏ những phương án, những điều luât trên trời, không phù hơp thì đó mới là những hành động đúng đắn nhất
» Bình luận mang tính xây dựng và đóng góp. Vui lòng phân biệt rõ ràng giữa "góp ý", "phản biện" và "xuyên tạc".
» Không sử dụng các từ ngữ kích động, tuyên truyền, gây thù hằn, phân biệt vùng miền, tôn giáo, giới tính...gây tổn hại đến khối Đại đoàn kết dân tộc.
» Không sử dụng các từ ngữ , hình ảnh xuyên tạc, bôi xấu Đất nước, chế độ, Quốc huy , Quốc kỳ, Quốc ca... của nhà nước CHXHCN Việt Nam.
» Không sử dụng các từ ngữ , hình ảnh xuyên tạc, bôi xấu Đảng, Nhà nước, lãnh tụ, lãnh đạo. Nếu có ý kiến phản biện vui lòng đưa ra dẫn chứng cụ thể với nguồn đáng tin cậy.
» Không sử dụng các tên người dùng vi phạm các điều trên. Các tên người dùng mang tính chất chia rẽ đoàn kết dân tộc (Bắc Kỳ, Nam Kỳ...),một trong những tên trong cuộc đời hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh hoặc các tên xuyên tạc về chủ tịch Hồ Chí Minh, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiện tại đều bị xóa bỏ mà không cần báo trước.
» Nếu thấy dấu hiệu vi phạm, bạn đọc vui lòng báo cho chúng tôi biết bằng form báo cáo phía bên phải blog.
Thân ái ! EmoticonEmoticon