Huyền Vũ - Những ngày này, trên các ngả đường
dẫn vào huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đâu đâu cũng được phủ một màu đỏ chín của
vải thiểu. Theo phản ánh của người dân ở "vương quốc vải thiều”, năm nay,
vải thiều Bắc Giang được mùa lớn, dù vậy nỗi lo rớt giá vẫn luôn treo lơ lửng!
Vải được mùa...
Huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) được
xem là "vương quốc vải thiều" của nước ta với diện tích gần 20 nghìn
ha. Đầu năm nay, mưa phùn và lạnh kéo dài nhưng lại không rơi vào lúc cây vải
ra hoa nên sản lượng vải thiều cao hơn so với năm 2013, ước đạt khoảng 140.000
tấn quả tươi.
Thời điểm này đang trong những ngày
sôi động nhất của mùa thu hoạch. Khắp các ngả đường dẫn vào huyện Lục Ngạn đều
tràn ngập một sắc đỏ của vải thiều. Từng đoàn xe máy nối đuôi nhau thồ hàng tạ
vải đến tập kết tại các điểm thu mua dẫn đến tình trạng ùn tắc đường thường
xuyên xảy ra. Tuyến đường quốc lộ chạy qua trung tâm huyện dường như cũng quá tải
bởi sức nóng tại vựa vải lớn nhất cả nước.
Và nỗi lo rớt giá, ép giá…
Không chỉ riêng vải thiểu, mà với bất
cứ loại nông sản nào của Việt Nam ,
tình trạng được mùa mất giá được xem là phổ biến và cứ đến hẹn lại lên!
Chính vì vậy, mới tồn tại tình trạng
nực cười “nông dân lo lắng vì vải được mùa”, được mùa vải, người nông dân vui 1
phần thì 9 phần lo lắng. Vui vì được mùa, nhưng lo lắng vì vải nhiều thì giá sẽ
giảm, thương lái sẽ có nhiều lựa chọn để ép giá. Vải được mùa thì phải bỏ nhiều
công sức thu hoạch nhưng thu lại lại chẳng được là bao. Việc vải rớt giá, bị ép
giá luôn là nỗi lo lắng của người dân Lục Ngạn mỗi mùa thu hoạch vải.
Anh Quyền, một nông dân trồng vải
thiều lâu năm tại Bắc Giang tâm sự: "Để
thu hoạch được một vựa vải, người nông dân như chúng tôi phải bỏ ra rất nhiều
công sức. Tính về công người làm, thì cả gia đình 5 đến 6 người dồn hết vào đồi
vải. Nên đến ngày thu hoạch, chỉ mong sao bán được giá, có đồng lãi còn có vốn
để mùa sau tiếp tục đầu tư vào vườn và lo lắng cho các cháu học hành đến nơi đến
chốn". Với những gia đình có trên 100 gốc vải, phải thuê từ 4 đến 5
nhân công phụ thêm việc thu hoạch mới kịp. Chi phí cho một nhân công vào khoảng
150.000 đồng/ngày. Do đó, nếu trừ tất cả chi phí người nông dân trồng vải chẳng
còn được là bao.
Có mặt tại đồi vải từ sáng sớm, gần
chục người trong nhà anh Tùng đang tất bật bẻ vải, buộc và vận chuyển ra các điểm
thu mua càng sớm càng tốt, anh Tùng cho biết: "Lo lắng lớn nhất của người dân vẫn là giá cả bán vải khi đến mùa thu hoạch.
Nông dân làm ra cây vải nhưng luôn phải phụ thuộc vào thương lái về vấn đề giá,
việc bị ép giá, vải rớt giá là nỗi lo thường trực của mỗi người dân như chúng
tôi. Như năm nay vải được mùa, nhưng lại càng lo vì giá vải không được cao như
mọi năm, hơn nữa thương lái lại ép giá nên người nông dân không làm chủ được sản
phầm của mình làm ra"
Theo phản ánh của người dân, năm
nay được mùa vải nhưng giá lại không cao bằng những năm trước. Đầu mùa, giá vải
còn bị ép chỉ từ 5.000 đến 7.000 đồng/kg. So với thời điểm cùng thu hoạch rộ nhất
như năm ngoái, giá vải năm nay chỉ bằng khoảng 2/3. Tuy vậy, vải chín không bán
sẽ bị hỏng, nên người dân vẫn phải cắn răng bán với mức giá thấp như vậy. Giá rớt
mạnh đã khiến không ít người trồng vải lâm vào cảnh được mùa nhưng lại thua lỗ.
…Cùng các chiêu trò, thủ đoạn của thương lái
Không chỉ ép giá, mà nhiều thương
lái còn lợi dụng vải được mùa còn trừ hao rất lớn. Nhiều nông dân cho biết, mặc
dù quả vải năm nay chất lượng rất cao nhưng các thương lái lợi dụng tình trạng
được mùa nên trừ hao cao hơn hẳn mọi năm. Những năm trước mức trừ hao chỉ dao động
khoảng 3 đến 4 kg, nhưng năm nay con số này tăng vọt lên 8kg đến 10kg tùy điểm
thu mua. Nếu nông dân bán vải với giá 15.000 đồng/kg, thì mỗi tạ vải người dân
sẽ bị trừ hao 10kg tương đương với 150.000 đồng. Con số này không hề nhỏ so với
thu nhập của bà con nông dân. Nếu tính toán kĩ càng, mỗi hộ dân thu hoạch một
năm khoảng 10 tấn vải, sẽ bị trừ hao con số lên tới 15 triệu đồng.
Một nông dân bán vải tại khu vực Phố
Kim bức xúc nói: "Chúng tôi đồng ý với
việc trừ hao mà thương lái quy định, tuy nhiên mức trừ hao phải hợp lý. Mỗi tạ
vải trừ của chúng tôi đến 10kg, còn lời lãi được vào đâu nữa. Mà chúng tôi bán
số lượng lớn nên con số đó tính tổng lại không hề nhỏ chút nào" .
Ngoài ra, lợi dụng việc tắc đường tại
các điểm thu mua, nhiều thương lái cũng ép giá đối với nông dân.
Thông thường sau khi thu hoạch,
nông dân sẽ chở vải bằng xe máy đến các điểm thu mua, và cho xe đi chậm qua các
điểm để khảo giá xem điểm thu mua nào được giá hơn. Tuy nhiên, trong những giờ
cao điểm, các điểm thu mua luôn tắc nghẽn, hàng trăm xe máy chở vải xếp hàng
dài tiến không được mà lùi cũng không xong. Lợi dụng tâm lý của người dân, nếu
đứng đợi lâu, vải héo sẽ bị xuống giá nên chủ thu mua mặc sức ép giá. Nhiều người
không đủ kiên nhẫn chờ đợi để thoát khỏi dòng xe ùn tắc, hầu hết đều phải chấp
nhận bán rẻ hơn.
Việc quá phụ thuộc vào một thị trường
Trung Quốc đang ảnh hưởng không nhỏ đến đầu ra cho một loại quả đặc sản của nước
ta. Xem ra chuyện tìm thị trường mới cho quả vải cũng là câu chuyện “loay hoay”
chung đối với đầu ra cho các mặt hàng nông sản của Việt Nam . Thiết
nghĩ, phát triển công nghiệp là rất quan trọng nhưng mỗi nước có một thế mạnh
riêng, đối với nước ta đó là các mặt hàng nông sản. Nếu như chúng ta tập sản xuất
tốt và tìm đầu ra cho quả vải và các nông sản khác thì chắc chắn nguồn lợi mà
chúng ta thu về cũng không thua kém gì so với sản phẩm công nghiệp mà chúng ta
chế tạo ra!
7 nhận xét
Write nhận xétĐa số là thế mà , ở Việt Nam nông sản cứ được mùa thì mất giá , được giá thì mất mùa mà , chỉ là thương thường như vậy thôi nhé , và người thiệt thói nhất lúc nào cũng là người nông dân thôi , vất vả quanh năm cuối cùng đến lúc thu hoạch rồi vẫn còn bị đè ép
ReplyKhông chỉ có nguyên vải Thiều không đâu cũng có bao nhiêu bài học về nông sản của Việt Nam chúng ta rồi mà , năm nào cũng vậy hầu như là được mùa thì mất giá hết , không những thế việc phụ thuộc vào một thì trường duy nhất cũng là một điểm yếu của chúng ta
ReplyĐúng là vui mừng khi thấy vải được mùa, nhưng cũng đáng buồn khi giá vải lại bèo bọt như vậy, người nông dân tuy được mùa nhưng cũng chẳng kiếm được mấy. Có lẽ như chưa có một cái hướng nào đó cho họ cả, cứ trồng để rồi không biết bán ở đâu. Người nông dân được mùa nhưng lại lao đao với cảnh đi bán vải
Replyđúng rồi, có quá nhiều bài học như thế này rồi mà sao chúng ta chưa rút ra được bài học nhỉ? Không phải là nước ta không có những điều kiện để phát triển những sản phẩm có chất lượng, chúng ta có nguồn cung cấp dồi dào, nhưng đáng tiếc là đầu ra của sản phẩm lại làm rất kém. Nếu chúng ta có nguồn ra ổn định thì sẽ khiến cho người nông dân an tâm để sản xuất hơn
ReplyVải thì được mùa, mất công cả vụ chăm sóc ấy thế mà đến khi thu hoạch thì vải lại xuống giá. Đúng thật là bất công cho người nông dân mà. Chính vì vậy nước ta phải có các chính sách biện pháp thích hợp cho người nông dân để đời sống họ được nâng cao hơn nữa
ReplyHiện nay tình trạng nông sản cũng như hoa quả của nông dân ịiệt Nam sản xuất ra bị tiêu thụ một cách khó khăn vì giá cả quá bèo bọt đang là một vấn đề nóng. Chúng ta phải tìm những nhà đầu tư hoặc nguồn tiêu thụ uy tín hơn nữa và họ phải là những người có đạo đức kinh doanh chứ không phải như những nhà tiêu thụ trung quốc
ReplyĐúng là khổ cho người dân thật ! Làm lụng vất vả như thế chỉ mong được mùa ! nỗi lo mất mùa đã hết giờ đến nỗi lo ép giá ! Cuối cùng thì người nông dân vẫn chịu bao nhiêu thiệt thòi ! thực sự phải có những cách gì đó để người dân được tốt hơn chứ ????
Reply» Bình luận mang tính xây dựng và đóng góp. Vui lòng phân biệt rõ ràng giữa "góp ý", "phản biện" và "xuyên tạc".
» Không sử dụng các từ ngữ kích động, tuyên truyền, gây thù hằn, phân biệt vùng miền, tôn giáo, giới tính...gây tổn hại đến khối Đại đoàn kết dân tộc.
» Không sử dụng các từ ngữ , hình ảnh xuyên tạc, bôi xấu Đất nước, chế độ, Quốc huy , Quốc kỳ, Quốc ca... của nhà nước CHXHCN Việt Nam.
» Không sử dụng các từ ngữ , hình ảnh xuyên tạc, bôi xấu Đảng, Nhà nước, lãnh tụ, lãnh đạo. Nếu có ý kiến phản biện vui lòng đưa ra dẫn chứng cụ thể với nguồn đáng tin cậy.
» Không sử dụng các tên người dùng vi phạm các điều trên. Các tên người dùng mang tính chất chia rẽ đoàn kết dân tộc (Bắc Kỳ, Nam Kỳ...),một trong những tên trong cuộc đời hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh hoặc các tên xuyên tạc về chủ tịch Hồ Chí Minh, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiện tại đều bị xóa bỏ mà không cần báo trước.
» Nếu thấy dấu hiệu vi phạm, bạn đọc vui lòng báo cho chúng tôi biết bằng form báo cáo phía bên phải blog.
Thân ái ! EmoticonEmoticon