Kin Kin - Hội nghị Genève (Thụy
Sỹ) khai mạc ngày 26/4/1954, mục đích ban đầu của hội nghị này là bàn về khôi
phục hòa bình tại Triều Tiên và Đông Dương.
Phái đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến Thụy Sỹ dự Hội nghị Genève
về Đông Dương do Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu. Do vấn đề Triều Tiên không có
kết quả, từ ngày 8/5/1954, Hội nghị Genève chuyển sang bàn về vấn đề Đông
Dương. Quá trình đám phán diễn ra căng thẳng do lập trường của các bên còn cách
biệt lớn. Chiến thắng Điện Biên phủ 7/5/1954 đánh bại ý chí duy trì Đông Dương
là lãnh thổ thuộc Liên hiệp Pháp của Pháp, tác động rất lớn đến quá trình đàm
phán tại hội nghị. Cuối cùng, sau hơn 2 tháng đấu tranh trên bàn đám phán, ngày
21/7/1954, Thiếu tướng Delteil thay mặt Bộ tư lệnh Quân đội Liên hiệp Pháp ở
Đông Dương đặt bút ký Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Đông Dương. Người thay mặt
Chính phủ và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam ký bản hiệp định là Thứ
trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu.
Các bên tham gia đàm phán tại Hội Nghị Genève (Thụy Sỹ) 1954 |
Các thế lực thù địch
chống phá Việt Nam luôn
xuyên tạc cho rằng Hiệp định Genève là hiệp định chia đôi đất nước Việt Nam . Vậy sự
thật của Hiệp định Genève là gì?
Hiệp định Genève về
Đông Dương năm 1954 có hai phần: Phần “Thỏa hiệp” và phần “Tuyên bố Cuối cùng”
(Final Declaration).
Phần “Thỏa hiệp”, gồm
47 điều khoản, được ký kết giữa Henri Delteil, Quyền Tổng tư lệnh lực lượng
Liên hiệp Pháp và Tạ Quang Bửu, Thứ trưởng quốc phòng VNDCCH. Phần này có những
điều khoản chính như sau:
- Thiết lập một đường
ranh giới quân sự tạm thời tại vĩ tuyến 17 (Provisional Military Demarcation
Line) để quân đội hai bên rút quân về: Lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam ở
trên vĩ tuyến 17, lực lượng quân đội Liên hiệp Pháp (French Union), bao gồm
lính Pháp và lính bản xứ ở dưới vĩ tuyến 17.
- Sẽ có một cuộc tổng
tuyển cử tự do trên toàn cõi Việt Nam vào năm 1956. Quân đội Pháp
phải rời khỏi Việt Nam
trong 2 năm.
Bản “Tuyên bố cuối cùng” gồm 13 đoạn, nói đến cả sự thống nhất
và độc lập của 3 nước Đông Dương, trong đó có một đoạn đáng để ý và cực kỳ quan
trọng:
Đoạn (6) (Paragraph
(6)) nguyên văn như sau:
“Hội Nghị nhận thức rằng
mục đích chính yếu của Thỏa Hiệp về Việt Nam là dàn xếp những vấn đề quân sự
trên quan điểm chấm dứt những đối nghịch quân sự và rằng ĐƯỜNG RANH
GIỚI QUÂN SỰ LÀ TẠM THỜI VÀ KHÔNG THỂ DIỄN GIẢI BẤT CỨ BẰNG CÁCH NÀO ĐÓ LÀ MỘT
BIÊN GIỚI PHÂN ĐỊNH VỀ CHÍNH TRỊ HAY ĐẤT ĐAI. Hội Nghị bày tỏ sự tin
tưởng là thi hành những điều khoản trong bản Tuyên Ngôn này và trong Thỏa Hiệp
ngưng chiến sẽ tạo nên căn bản cần thiết để trong tương lai gần đạt tới một sự
dàn xếp chính trị ở Việt Nam”.
Và phần đầu của đoạn
(7) (Paragraph (7))nguyên văn như sau:
“Hội Nghị tuyên cáo rằng,
về Việt Nam, sự dàn xếp những vấn đề chính trị, thực hiện trên căn bản tôn
trọng những nguyên tắc về nền độc lập, sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ,
sẽ khiến cho người dân Việt Nam được hưởng những quyền tự do căn bản, bảo đảm
bởi những định chế dân chủ được thành lập như là kết quả của một cuộc tổng
tuyển cử bằng phiếu bầu kín.” (sẽ tổ chức bầu cử vào tháng 7, 1956).
Có thể tổng kết nội
dung cơ bản của Hiệp ước Genève về Đông Dương như sau:
·
Các
nước tham gia hội nghị tôn trọng quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Việt Nam – Campuchia – Lào.
·
Ngừng
bắn đồng thời ở Việt Nam
và trên toàn chiến trường Đông Dương.
·
Sông
Bến Hải, vĩ tuyến 17, được dùng làm giới tuyến quân sự tạm thời chia Việt Nam làm hai
vùng tập kết quân sự. Chính quyền và quân đội Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa (bao gồm cả người miền Nam )
tập kết về miền Bắc; Chính quyền và quân đội Liên hiệp Pháp (bao gồm cả người
miền Bắc) tập kết về miền Nam .
·
300
ngày là thời gian để chính quyền và quân đội các bên hoàn thành việc tập trung.
Dân chúng được tự do đi lại giữa hai miền.
·
2
năm sau, tức ngày 20 tháng 7 năm 1956 sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do trong cả
nước để thống nhất lại Việt Nam .
Thi hành Hiệp định
Genève, Chính phủ ta tiến hành chuyển quân tập kết ra Bắc, hàng ngàn người con
Nam bộ theo sự điều động của cách mạng đã tập kết ra miền Bắc với niềm tin và
hy vọng chỉ sau hai năm sẽ được trở về quê hương yêu dấu. Không ai có thể hình
dung được rằng mãi hai mươi năm sau họ mới lại được đặt chân về đôi bờ Đồng
Nai, Vàm Cỏ, Cửu Long…
Nhưng đã không có cuộc
tổng tuyển cử nào diễn ra được, Mỹ đã từ hậu trường nhảy ra sân khấu, xuyên tạc
nội dung hiệp định và phá hoại việc thi hành hiệp định. Ém nhẹm, xuyên tạc
những nội dung chính của hiệp định với người dân, phá hoại các điều khoản chính
trong hiệp định, và nghiêm trọng nhất là điều khoản: “Đường ranh giới quân sự
là tạm thời và không thể diễn giải bất cứ bằng cách nào đó là một biên giới
phân định về chính trị hay đất đai”.
Người Mỹ vốn không ký
vào hiệp định Genève 1954 để tránh bị ràng buộc pháp lý, bất lợi cho việc xâm
lược và chia cắt Việt Nam
trong chiến lược toàn cầu của họ. Nhưng chính họ cũng đã “nói hớ” và vô tình
cho thấy rằng hiệp định Genève 1954 không hề là hiệp định chia đôi Việt Nam.
Nhà sử học, chính trị
học George McTurnan Kahin và John W. Lewis trong sách The United States in
Vietnam: An analysis in depth of the history of America’s involvement in
Vietnam (Hoa Kỳ ở Việt Nam: Một phân tích chuyên sâu về lịch sử can thiệp của
Hoa Kỳ vào Việt Nam), do Delta Books xuất bản năm 1967, đã cho biết: “Trong
bản Tuyên ngôn đơn phương (Unilateral Declaration) của Hoa Kỳ về Hội nghị
Genève không có chữ nào nói đến “Bắc Việt Nam” hay “Nam Việt Nam”. Tất cả những
gì mà bên đại diện Mỹ nói đến là một Việt Nam “.
Những bằng chứng ở
trên đã cho thấy hiệp định Genève 1954 không chia đôi đất
nước, mà ngược lại chính là quy định việc thống nhất đất nước. Chính sự can
thiệp và xâm lược miền Nam Việt Nam
của Mỹ đã đưa đến sự chia đôi đất nước. Việc không có tổng tuyển cử và chia cắt
Việt Nam là một sản phẩm của Mỹ. Còn danh từ “Nam Việt Nam” chỉ là một danh từ
mang tính chất tuyên truyền giả dối mà người Mỹ dùng để gọi những chính quyền
con đẻ của họ ở miền Nam Việt Nam.
9 nhận xét
Write nhận xétHiệp định geneve năm 1954 là một hiệp định thống nhất đất nước chứ không phải như nhiều kẻ viết xuyên tạc về hiệp định geneve năm 1954 . Những kẻ hiểu biết thì hãy phát biểu đừng có mà phát biểu liều khi không biết cái gì cả
ReplyNhững kẻ rận chủ chúng mày đừng có mà đi xuyên tạc nói xấu về đất nước Việt Nam nữa. Chúng mày đi ca ngợi nước Mỹ nói xáu Việt Nam. Thế chúng mày nói xem nước Mỹ có được cái gì hơn đất nước Việt Nam hay chỉ được cái nói mồm
ReplyLịch sử thì mã mãi cũng sẽ là lịch sử điều này mãi mãi không bao giờ có thẻ thay đổi được, những kẻ cố tình nói khác lịch sử chính là những người xuyên tạc, bịa đặt sai sự thật mà thôi, chúng ta chẳng cần bàn cãi nhiều làm gì cả.
ReplyNhững bằng chứng mà tác giả đã được đưa ra ở trên đã cho thấy hiệp định Genève 1954 không chia đôi đất nước, mà ngược lại chính là quy định việc thống nhất đất nước điều này ai trong chúng ta cũng hiểu, không thẻ nào có thể thay đổi được sự thật khách quan này
ReplyTất cả những gì xuyên tạc rồi đều sẽ bị bóc trần mà thôi, tất cả điều đó cũng chỉ là nguỵ biện mà thôi, những gì Mỹ đã đưa ra đều để nguỵ biện cho hành vi sai trái của mình mà thôi, lịch sử đã chứng minh điều này và chúng ta chẳng thể nào làm sai khác lịch sử được đó là điều mà ai trong chúng ta cũng có thể hiểu được
ReplySự thật về hiệp định này thì bọn phản động, phá hoại đất nước chúng ta chúng không quan tâm gì đến nội dung của hiệp định cả, chúng chỉ chăm chăm vào xuyên tạc đó là chính quyền cách mạng là nguyên nhân chia rẽ đất nước, chia Việt Nam chúng ta ra làm hai mà thôi. Chứ không cần biết lý do sau hơn 2 tháng đàm phán của Việt Nam và Pháp như thế nào.
ReplySau hơn hai tháng đàm phán giữa chính quyền cách mạng Việt Nam với Pháp về tình hình ở Đông Dương, trong đó có Việt Nam thì cuối cùng hai bên đã thống nhất lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới để hai bên rút quân và quân Pháp có thời gian rút hết quân của mình khỏi Việt Nam và chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử trên phạm vi toàn Việt Nam chúng ta.
ReplyHiệp định với những phần khác nhau nhằm phục vụ thỏa hiệp giữa chính quyền Việt Nam dân chủ cộng hòa với nước Pháp nhằm tiến tới mục đích cuối cùng của Việt Nam chúng ta đó là thống nhất đất nước, toàn vẹn lãnh thổ. Chứ không có cái gì gọi là chia rẽ, tách đôi đất nước ra làm hai phần như những gì bọn phản động chúng nói cả. Đó hoàn toàn là bịa đặt, xuyên tạc mà thôi.
ReplyBọn phản động bây giờ cứ mở mồm ra là xuyên tạc, bôi nhọ nói xấu Đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng bằng mọi cách cố cổ súy cho những hành động của Mỹ khi Mỹ thế chân Pháp xâm lược Việt Nam. Những hành động xuyên tạc của chúng đã tố cáo chính thế lực đứng sau chống lưng cho chúng
Reply» Bình luận mang tính xây dựng và đóng góp. Vui lòng phân biệt rõ ràng giữa "góp ý", "phản biện" và "xuyên tạc".
» Không sử dụng các từ ngữ kích động, tuyên truyền, gây thù hằn, phân biệt vùng miền, tôn giáo, giới tính...gây tổn hại đến khối Đại đoàn kết dân tộc.
» Không sử dụng các từ ngữ , hình ảnh xuyên tạc, bôi xấu Đất nước, chế độ, Quốc huy , Quốc kỳ, Quốc ca... của nhà nước CHXHCN Việt Nam.
» Không sử dụng các từ ngữ , hình ảnh xuyên tạc, bôi xấu Đảng, Nhà nước, lãnh tụ, lãnh đạo. Nếu có ý kiến phản biện vui lòng đưa ra dẫn chứng cụ thể với nguồn đáng tin cậy.
» Không sử dụng các tên người dùng vi phạm các điều trên. Các tên người dùng mang tính chất chia rẽ đoàn kết dân tộc (Bắc Kỳ, Nam Kỳ...),một trong những tên trong cuộc đời hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh hoặc các tên xuyên tạc về chủ tịch Hồ Chí Minh, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiện tại đều bị xóa bỏ mà không cần báo trước.
» Nếu thấy dấu hiệu vi phạm, bạn đọc vui lòng báo cho chúng tôi biết bằng form báo cáo phía bên phải blog.
Thân ái ! EmoticonEmoticon