Mực tàu - Trong những năm qua, hệ thống giáo
dục nước ta đang loay hoay lựa chọn phương án tổ chức thi như thế nào cho tối
ưu. Thực sự, là lựa chọn một phương án để bảo đảm hài hòa các yếu tố trong xã hội
là một việc làm không phải đơn giản. Nhưng thiết nghĩ chỉ để tìm ra một phương
án thi cử mà cả một hệ thống giáo dục, các Giáo sư, tiến sĩ đầu ngành bàn mãi từ
năm này sang năm khác vẫn không xong thì nền giáo dục đó rất khó để phát triển.
Đó là chưa kể, trong giáo dục, việc
tổ chức thi cử chỉ là một khâu để đánh giá chất lượng của sinh viên chứ nó
không phải là yếu tố chính làm nên chất lượng giáo dục. Chúng ta muốn đổi mới
căn bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà, muốn nâng cao chất lượng giáo dục
Việt Nam thì điều trước tiên chúng ta phải quan tâm đó là chất lượng đội ngũ giảng
viên. Hệ thống giáo dục không thể đào tạo ra những sinh viên giỏi về tri thức,
tư duy và tay nghề trong khi đội ngũ giảng viên kém chất lượng. Sinh viên giỏi
mà đội ngũ giảng viên kém chất lượng thì giỏi cũng sẽ thành kém.
Lực lượng cán bộ giảng dạy trong
các trường đại học của chúng ta hiện nay đang vừa thiếu rất nhiều, vậy mà trong
những năm gần đây, hàng loạt trường đại học mới ở nước ta cứ được phép ra đời với
tốc độ chóng mặt. Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, năm 2008 cả nước hiện có 369 trường
Đại học, Cao Đẳng , Học viện (số trường ĐH: 160, CĐ: 209), đến năm 2014 con số
này là 421 trường ĐH, CĐ. Số sinh viên cả nước hiện nay là 1,7 triệu nhưng chỉ
có khoảng 54.000 giảng viên. Với con số trên, một vị lãnh đạo Bộ GD-ĐT đưa ra
nhận định: “Số giảng viên của ngành đại học nước ta chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu”.
Không chỉ thiếu mà còn yếu. Về điều
này, chính vị thứ trưởng nói trên cũng thừa nhận: do giảng viên lên lớp quá nhiều
giờ, không có thời gian đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học, biên soạn
giáo trình, bài giảng… nên chất lượng đào tạo rất hạn chế.
Một trong những thước đo chính xác
chất lượng giảng viên đại học là thành tích nghiên cứu khoa học của họ. Chúng
ta thử đối chiếu thành tích nghiên cứu khoa học giữa các trường đại học hàng đầu
nước ta và Thái Lan qua số lượng bài báo công bố trên tạp chí chuyên ngành quốc
tế (xem cột 2, bảng 1), chất lượng bài báo hay số trích dẫn trung bình một bài
báo (xem cột 3, bảng 1) và vai trò đóng góp của tác giả trong nước trong tập thể
tác giả bài báo (xem cột 4, bảng 1).
Bảng 1: Thống kê bài báo KH công bố quốc tế của một số ĐH Việt Nam và
Thái Lan năm 2004. Nguồn tư liệu gốc: ISIKOWLEDGE
Tên các đại học
|
số bài
|
trung bình trích dẫn
|
tác giả dẫn đầu trong nước
|
tác giả dẫn đầu ngoài nước
|
||
số bài
|
Trích dẫn trung bình
|
số bài
|
trích dẫn trung bình
|
|||
ĐHBK Hà Nội
|
13
|
6,7
|
4
|
2,5
|
9
|
8,6
|
ĐHQG Hà Nội
|
28
|
6,9
|
7
|
5,3
|
21
|
7,4
|
ĐHQG TP. HCM
|
26
|
4,2
|
19
|
4,1
|
7
|
4,4
|
ĐH Chulalongkorn
|
416
|
9,4
|
295
|
7,1
|
121
|
15,3
|
ĐH Mahidol
|
465
|
11
|
320
|
8,3
|
145
|
16,9
|
Rõ ràng, từ bảng so sánh ở trên, có
thể nhận thấy chất lượng đội ngũ giảng viên ở các Đại học hàng đầu VN và Thái
Lan cách nhau một khoảng quá lớn. Riêng về số bài báo khoa học công bố thì khoảng
cách đó đến những trên 10 lần! Cũng là công bằng nếu bổ sung thêm rằng, về
phương diện bài báo khoa học công bố quốc tế, Singapore đứng đầu khu vực Đông
Nam Á chứ không phải Thái Lan và Việt Nam trong vài năm qua đã vượt lên trên
Indonesia và Philippines, còn Lào, Campuchia và Mianma chưa có mặt trong danh
sách so sánh.
Vì khác hẳn ở bậc trung học (cấp
hai và cấp ba), trọng trách của một giảng viên đại học rất lớn. Họ không chỉ là
giảng bài, càng không phải giảng bài theo kiểu cũ tức “thầy đọc và trò ghi” mà
phải luôn tiếp cận với kiến thức mới để cập nhật vào bài giảng và sử dụng
phương pháp giảng dạy mới. Điều đó yêu cầu một giảng viên đại học thực thụ phải
là một chuyên gia về một chuyên ngành nhất định. Chức năng này chỉ có thể hình
thành qua thực tiễn nghiên cứu và triển khai. Ở một trường đại học, nếu chỉ có
hoạt động dạy và học, còn các giảng viên chỉ biết giảng dạy theo kiểu “thầy đọc,
trò ghi”, và chỉ biết có vậy thôi, thì trường đại học đó, như người ta gọi đùa,
chỉ là trường “phổ thông cấp bốn”, và chất lượng dạy và học ở đây chỉ ở mức
“cơm chấm cơm”.
Nếu so với mục tiêu (Nghị quyết
14-2005/NQ-CP) về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học (GDĐH) VN giai
đoạn 2006-2020 cần đạt tới trong năm 2010 là trên 25% giảng viên đại học có
trình độ tiến sĩ, và năm 2020 - trên 35% có trình độ tiến sĩ, chúng ta có thể
thấy gánh nặng trên vai các trường đại học nước ta nặng nề và khó khăn đến mức
nào.
17 nhận xét
Write nhận xétđúng đó.Muốn thành công chúng ta cần phải làm từ rễ.Rễ có chắc thì ngọn mới phát triển được.Đội ngũ giáo viên chính là chiếc chìa khóa quyết định xem nền giáo dục của chúng ta có đi lên hay là không đấy
ReplyNền giáo dục nước nhà cần nhiều hơn những người chèo lái vững tay nghề, có vậy mới đưa được trọn vẹn những hành khách của mình vượt qua được bến bờ của tri thức, góp phần đẩy mạnh trình độ học vấn, dân trí của học sinh nước nhà Việt Nam ta
ReplyQuả thực là gốc có vững thì cây mới bền , nếu nền giáo dục nước nhà chưa cải thiện được đội ngũ giảng viên, giáo viên, thì việc học sinh còn hời hợt với việc học tập và rèn luyện chắc chắn sẽ vẫn còn tiếp tục diễn ra, việc giáo dục nước nhà cần phải được đẩy mạnh nhiều hơn nữa
ReplyThời gian vừa qua bộ giáo dục đã có rất nhiều thay đổi ở cách thi tốt nghiệp đại học và cao đẳng nhưng đó mới chỉ là cái điều giải quyết trước mắt mà thôi, việc học tập sau này của các em khi ngồi trên ghế giảng đường là điều quan trọng trước khi các em bước chân ra đường đời
ReplyQuan trọng là ý thức của mỗi một người dân trong việc ý thức học tập và cố gắng, nhưng vấn đề then chốt theo tôi nghĩ là tại sao đội ngũ giáo viên và giảng viên của nước ta vẫn chưa đạt được yêu cầu mặc dù mỗi năm có rất nhiều người thi và theo học ngành sư phạm, đó là tình trạng thừa thầy thiếu thợ thiếu cân bằng cần phải được gấp rút chỉnh sửa
ReplyNói Thật chứ tôi đi học thời cuối 90 đầu 2000 thấy các nhà giáo tâm huyết cực. Thế bây giờ không biết thế hệ đó như thế nào nhưng tháy bài này viết tôi cũng thắc mắc. Chất lượng giảng viên? Tôi nghĩ là nhằm vào cái cơ chế dạy học ấy. Còn giảng viên ngoài IQ ra thì EQ phải cao mới truyền cảm hứng nghiên cứu tới sinh viên được.
ReplyĐổi mới bắt đầu từ đâu thì tác giả nói vậy cũng là chỉ nêu lên ý kiến của riêng mình. Còn các vị lãnh đạo trên cũng khảo sát cũng tìm hiểu kỹ lắm rồi. TÔi cũng đồng ý với bạn @men lan ở trên. Là chất lượng giảng viên không phải là mục đích hàng đầu của đổi mới.
ReplyNền giáo dục ở nước ta tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực trong thời gian qua nhưng vẫn còn vấp phải rất nhiều khó khăn vướng mắc trong khâu quản lí cũng như thực hiện. Việc học như thế nào là một chuyện, học sao để có việc làm lại là chuyện khác. Những đổi mới trong thời điểm này là vô cùng cần thiết khi hiện nay có quá nhiều sinh viên ra trường thất nghiệp
ReplyĐổi mới cần phải đổi mới từ bên trong, đổi mới toàn diện không bỏ sót một ai. Thầy có hay thì trò mới giỏi được. Đặc biệt là người giảng viên đại học người không chỉ truyền thụ trị thức mà còn củng cố một lượng lớn kiến thức thực tế khi sinh viên ra trường. Cần củng cố ngay từ cán bộ giảng viên thì mới có được một người chèo lái vững chắc con thuyền đưa sinh viên ra xã hội
ReplyChất lượng giảng viên luôn là ưu tiên số một của nền giáo dục nước ta. Tuy đã có những đầu tư thích đáng nhưng hình như đó là chưa đủ. Cần phải đổi mới từ đầu, từ công tác giáo dục kiến thức cho tới đạo đức. Vì giáo dục không chỉ là giáo dục kiến thức mà còn trau rồi những kĩ năng làm người
Reply"Hiền tài là nguyên khí của quốc gia" mà hiền tài thì phải được đào tạo một cách có hiệu quả thì mới có thể phát huy được năng lực của mình. Hệ thống đào tạo của Việt Nam vẫn đang chú trọng số lượng mà chưa thực sự có được chất lượng. Một số lượng lớn học sinh chỉ đổ xô vào các trường đại học có danh tiếng. Còn những trường khác chất lượng đầu vào chưa cao. Đó là sự khẳng định chất lượng giảng dạy đại học còn chưa đồng đều
ReplyĐổi mới giáo dục là việc cần làm, đặc biệt là nền giáo dục đại học hiện đang quá chênh lệch tại Việt Nam. Các trường đại học đa số không đáp ứng đủ các yêu cầu học tập của sinh viên, chất lượng sinh viên ra trường có khả năng làm việc tốt cũng chưa cao. Chính vì lẽ đó việc cải cách giáo dục đang là vấn đề nóng được nhà nước quan tâm nhiều nhất trước những biến động của kinh tế thị trường thời gian qua
ReplyMột nền giáo dục hiện đại là một nền giáo dục có thể biến đổi theo hoàn cảnh xã hội, biết học hỏi cái mới và bỏ cái cũ lạc hậu. Nền giáo dục ở Việt Nam là nền giáo dục được đánh giá là có chất lượng khá cao. Tuy vậy nó lại chỉ nằm trên giấy mà kiến thức thực tế chưa cao. Ở các nước phát triển họ coi trọng hành động hơn bằng cấp và đây cũng là cái mà Việt Nam cần học hỏi. hãy quan tâm đến chất lượng giảng dạy chứ không phải bằng cấp của giảng viên
ReplyỞ Việt Nam có trên 300 trường đại học nhưng có ít trong số đó có đủ các điều kiện tốt nhất để sinh viên học tập và rèn luyện. Đa phần những kiến thức mà sinh viên Việt Nam có được đều trên sách vở, kiến thức thực tế còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc khi ra trường. Chính vì vậy việc trang bị kiến thức thực tế cho giảng viên các trường đại học là điều cần thiết và cần cho vào trong công tác đổi mới giáo dục
ReplyĐây là hướng đi đúng đắn, khi mà để bắt nhịp với xu thế phát triển của thời đại không chỉ người học phải thay đổi mà người dạy cũng cần thay đổi để phù hợp với đà phát triển của đất nước. Có như vậy nền giáo dục mới phát triển bền vững được
ReplyĐây là một vấn đề bất cập nan giải của nền giáo dục nước ta hiện nay. có lẽ thời thế thay đổi giáo viên chạy theo đồng tiền nên quên mất nhiệm vụ chồng người của mình.
Reply» Bình luận mang tính xây dựng và đóng góp. Vui lòng phân biệt rõ ràng giữa "góp ý", "phản biện" và "xuyên tạc".
» Không sử dụng các từ ngữ kích động, tuyên truyền, gây thù hằn, phân biệt vùng miền, tôn giáo, giới tính...gây tổn hại đến khối Đại đoàn kết dân tộc.
» Không sử dụng các từ ngữ , hình ảnh xuyên tạc, bôi xấu Đất nước, chế độ, Quốc huy , Quốc kỳ, Quốc ca... của nhà nước CHXHCN Việt Nam.
» Không sử dụng các từ ngữ , hình ảnh xuyên tạc, bôi xấu Đảng, Nhà nước, lãnh tụ, lãnh đạo. Nếu có ý kiến phản biện vui lòng đưa ra dẫn chứng cụ thể với nguồn đáng tin cậy.
» Không sử dụng các tên người dùng vi phạm các điều trên. Các tên người dùng mang tính chất chia rẽ đoàn kết dân tộc (Bắc Kỳ, Nam Kỳ...),một trong những tên trong cuộc đời hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh hoặc các tên xuyên tạc về chủ tịch Hồ Chí Minh, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiện tại đều bị xóa bỏ mà không cần báo trước.
» Nếu thấy dấu hiệu vi phạm, bạn đọc vui lòng báo cho chúng tôi biết bằng form báo cáo phía bên phải blog.
Thân ái ! EmoticonEmoticon