Lữ Khách
Nói về Hội nghị Thượng đỉnh Á - Phi năm 2015 tại Indonesia, báo Hà Nội mới cho hay: "Sáng 22-4 tại thủ đô Jakarta, Indonesia, Tổng thống Joko Widodo đã nổi hồi cồng, khai mạc trọng thể Hội nghị Cấp cao Á - Phi, kỷ niệm 60 năm Hội nghị Bandung 1955, 10 năm quan hệ đối tác chiến lược mới Á - Phi, trước sự chứng kiến của 91 đoàn cấp cao các nước Á - Phi (47 Châu Á, 44 Châu Phi), trong đó có 23 nguyên thủ quốc gia và thủ tướng, 7 phó tổng thống, 6 phó thủ tướng và trên 30 bộ trưởng. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự hội nghị". Đoạn tin đã cung cấp gần như đầy đủ thông tin về thành phần tham dự Hội nghị tại Indonexia lần này. Và mặc nhiên không ai nhắc đến "Việt Nam Cộng hoà" - một đại diện khác của Việt Nam tại hội nghị lần này. Tuy nhiên, có một điều hết sức bất ngờ là người ta đã tung tin về sự có mặt của cờ 3 sọc (cờ của chính thể Việt Nam Cộng hoà trước thời điểm 30.4.1975) như để nói rằng, tại một Hội nghị chính thức quy tụ 2/3 các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã công nhận "Việt Nam Cộng hoà" là một chính thể còn tồn tại cho đến thời điểm hiện tại. Bức ảnh dưới đây sẽ cho thấy rõ hơn về điều đó.
Ảnh được cung cấp bởi FB Nguyễn Thuỵ Trang
Trước khi đi đến việc kết luận về sự đúng - sai trong bức ảnh được đăng tải cùng những ý kiến bên lề về việc có hay không sự công nhận "chế độ Việt Nam Cộng hoà" thông qua lá cờ của họ được tồn tại tại ở một Hội nghị chính thức có sự tham dự của nhiều quốc gia trên thế giới người viết xin được nhắc đến một thứ khát vọng mà một bộ phận người Việt Nam ra đi sau biến cố năm 1975 vẫn hằng mong đến: Giây phút họ được trở về và làm chủ trên chính mảnh đất mà họ đã ra đi. Tính đến nay, khát vọng đó đã được nuôi dưỡng 40 năm nhưng thật tiếc thay nó vẫn đang ở dạng tiềm tàng, chưa có một sự biến chuyển nào trong đó. Khát vọng vẫn chỉ là khát vọng là như thế.
Điều tôi muốn nói ở đây là một khía cạnh rất nhỏ trong khát vọng ấy. Kể từ sau năm 1975, chế độ Việt Nam Cộng hoà" sụp đổ sau tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh và trên thực tế thể chế "Việt Nam Cộng hoà" đã biến khỏi thế giới này mà không một quốc gia nào ở thời điểm đó công nhận hay tiếc nuối, kể cả người Mỹ. Những người thất trận hoặc đã "ơn nặng nghĩa dày" với chế độ cũ đã ra đi mang theo sự uất hận của kẻ thua trận. Họ không nguôi mơ đến một ngày chế độ Việt Nam Cộng hoà sẽ được chính danh, danh chính ngôn thuận trên đất nước Việt Nam. Đây cũng là nguyên nhân hàng năm cứ đến dịp 30.4 dù bị chính quyền một số nước cấm nhưng một bộ phận người Việt ở hải ngoại vẫn cố tổ chức cho kỳ được một cuộc tuần hành mà mục đích chính là để giương cao ngọn cờ ba sọc.
Và dù không nói hoặc không nên nói nhưng với họ việc xuất hiện cờ ba sọc tại một diễn đàn chính thức, đặc biệt nơi đó có những quốc gia được xếp vào hàng nước lớn là một niềm mơ ước; thậm chí cái mơ ước ấy lớn lao đến nỗi họ đã cố tình "mị dân", lừa gạt công chúng khi đã từng cố tình mượn hình ảnh lá cờ của một quốc gia (gần giống với cờ ba sọc) để rêu rao đó là lá cờ "Việt Nam Cộng hoà".
............................................................
Xin trở lại với Hội nghị Thượng đỉnh Á - Phi năm 2015 tại Indonesia. Việt Nam gia nhập gia đình Á - Phi đúng vào thời điểm bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ; đến năm 2015, Hội nghị cấp cao này kỷ niệm 60 năm Hội nghị Bandung 1955, 10 năm quan hệ đối tác chiến lược mới Á - Phi. So với các hội nghị thượng đỉnh hàng năm khác của diễn đàn Á - Phi thì đây là hội nghị lớn để các quốc gia thành viên nhìn lại quá trình hoạt động của mình và đương nhiên vì tính chất quan trọng đó nên những nhà tổ chức tại Indonexia sẽ chỉn chu từng chi tiết tại Hội nghị. Họ cũng không làm một điều gì đó tắt trách để không chỉ ảnh hưởng tới hoà khí của Hội nghị và mối quan hệ song phương giữa họ với quốc gia đó. Tôi đang muốn nói tới sự xuất hiện của lá cờ ba sọc (Việt Nam Cộng hoà) trong mối tương quan quan hệ Việt Nam - Indonexia ở thời điểm hiện tại.
Có thể nhiều người sẽ lí giải rằng, việc cờ vàng 03 sọc xuất hiện tại Hội nghị Băng Đung năm 2015 bởi diễn đàn này được thành lập vào năm 1955 và trong suốt thời gian tồn tại của mình (1954 - 1975), Việt Nam Cộng hoà đã tham gia với tư cách là một nhà nước độc lập; vậy nên, vào đúng dịp kỷ niệm 60 năm việc xuất hiện đó cho thấy họ từng là thành viên và họ có quyền được có mặt. Tuy nhiên, vấn đề là không phải ai đã từng là thành viên là được cmặt; bản chất của một hội nghị dù ở tầm nào đi nữa thì điều họ hướng tới là triển vọng phát triển ở tương lai và họ sẽ không vì một lí do nào đó khi đưa một quốc gia đã không tồn tại đến 40 năm tròn tham gia để bàn về bước đi cho tương lai. Và không hiểu nếu được bàn thì họ sẽ có vai trò gì trong những vấn đề được mang ra luận bàn hay họ sẽ hứa với các thành viên tại Hội nghị rằng, họ sẽ tham gia khi bàn cờ chính trị tại Việt Nam được đưa vào tay họ. Rõ ràng, tất cả mọi lí lẽ bình thường nhất liên quan sự có mặt của cờ vàng 03 sọc tại Hội nghị thượng đỉnh tại Băng Đung đều không có đất sống; nó gượng gạo như chính cái cách họ nói ra vấn đề. Thế mới biết, sân chơi thực sự chỉ giành cho kẻ thắng cuộc; những ai thua cuộc nên chăng chấp nhận số phận đã an bài!
Có một chi tiết nữa mà người viết muốn đưa ra so sánh để những ai quan tâm cùng đánh giá. Chúng ta hãy nhìn bức ảnh ở trên thật kỹ để so sánh với bức ảnh dưới đây:

Ở bức ảnh nói trên của FB Nguyễn Thuỵ Trang không khó để nhận thấy cờ Việt Nam hiện tại bên được cắm bên cạnh cờ Việt Nam Cộng hoà (bên trái, nhìn chính diện vào ảnh). Tuy nhiên, nhìn vào bức ảnh được phản ánh trong bài "Việt Nam tăng cường hợp tác với các nước Á-Phi" thì mặc nhiên không thấy sự xuất hiện của cờ Việt Nam Cộng hoà như bức ảnh trên! Với sự thiếu tương đồng này thì những ai quan tâm có quyền đặt ra câu hỏi về sự thật của bức ảnh được cung cấp.