Quyền biểu tình là một
trong những quyền cơ bản của công dân, được chính thức ghi nhận ở nhiều nước trên
thế giới. quyền
biểu tình là quyền của cá nhân nhưng có liên quan đến nhiều người và có khả
năng gây ra những hiệu ứng xã hội trong phạm vi không gian lớn. Vì vậy, hiện
nay còn tồn tài nhiều quan điểm, nhận thức khác nhau về quyền biểu tình.
Theo bách khoa toàn thư Bắc Mỹ (Encyclopaedia Americana) thì biểu tình được hiểu “là hành động bất bạo
lực của một nhóm người, nhằm mục đích đưa đến cộng đồng một quan điểm hay một
cách nhìn về một vấn đề nào đó trong xã hội”[1].
Theo quan điểm
này, biểu tình được cấu thành bởi 03 yếu tố: (1) hành động bất bạo lực; (2) có
sự tham gia của một nhóm người; (3) mục đích nhằm đưa cộng đồng cùng có một
cách nhìn về một vấn đề trong xã hội.
Quan điểm này chưa thực sự
rõ ràng và thực tiễn về quyền biểu tình có sự khác biệt. Thực tiễn cho thấy yếu
tố “bất bạo lực” trong các cuộc biểu tình khó đáp ứng được bởi vì ngay các cuộc
biểu tình ôn hòa giai đoạn cuối thường có những hành động xô xát, mâu thuẫn
giữa những người tham gia biểu tình và lực lượng chức năng. Thứ hai, bao nhiêu
người (một nhóm người) tham gia thì được coi là biểu tình hay là tự do hội
họp?...Nếu chỉ quy định một nhóm người thì quá hạn hẹp. Thứ ba, mục đích của cuộc biểu tình. Hoạt động biểu tình nhằm đưa đến
một quan điểm hay hay cách nhìn về một vấn đề nào đó trong xã hội. Theo các tác
giả thì sự thống nhất về cách nhìn hay quan điểm đúng là mục đích của biểu tình
nhưng đó không phải là mục đích cuối cùng. Nếu ta chỉ dừng ở đó thì không triệt
để. Thực chất, cái đích của người biểu tình là làm sao cho quyền lợi của mình,
của chủ thể khác hoặc của xã hội được đáp ứng. Các chủ thể bị phản đối cần phải
có sự thay đổi để đáp lại nguyện vọng của người biểu tình. Quan điểm hay cách
nhìn thống nhất chỉ là một bước mà người biểu tình mong muốn và cần đạt cho
bằng được, để đưa đến mục đích cuối cùng là quyền lợi. Đó có thể là những lợi
ích về vật chất hoặc tinh thần, trực tiếp hay gián tiếp.
Hiện nay, mặc dù chưa có văn bản nào
thống nhất giữa các quốc gia nhưng đều có sự nhìn nhận và thống nhất về một
cuộc biểu tình bởi các yếu tố sau:
Thứ
nhất: có nhiều người tham gia. Bất kỳ một cuộc biểu tình nào nổ ra
cũng phải tập hợp được một lực lượng đông đảo. Họ bày tỏ những quan điểm của
mình và phản đối chính sách của Nhà nước, tổ chức hay cá nhân nào đó. Đấu tranh
bằng phương pháp hòa bình là chủ đạo nên phải nhiều người mới tạo được sức mạnh
cần thiết để tác động đến những chủ thể mà họ không bằng lòng. Lịch sử hình
thành của quyền biểu tình cũng được thực hiện dưới hình thức nhiều người. Họ có
thể có những cách thức đấu tranh khác nhau nhưng không đối lập. Tất cả những
người biểu tình có điểm chung đó là: hướng đến đối tượng mà họ ủng hộ hay phản
đối để đòi hỏi những gì mà mình mong muốn. Vì thế, người biểu tình có nhu cầu
liên kết lại. Một người lẻ loi đứng ra bày tỏ quan điểm ủng hộ hay phản đối về
bất cứ một vấn đề nào thì chưa từng có tiền lệ gọi đây là hành động biểu tình.
Thứ
hai: phải thể hiện sự ủng hộ hay phản đối công khai. Dù biểu
tình được thực hiện dưới hình thức nào cũng phải thể hiện sự phản đối hoặc ủng hộ
công khai. Những chính sách hay quyết định của bất kỳ Nhà nước, tổ chức, cá
nhân nào gây phương hại đến những người khác đều có thể trở thành đề tài phản
đối của người biểu tình. Tuy nhiên, biểu tình không chỉ thể hiện sự phản đối,
mà trong nhiều trường hợp nó còn bày tỏ sự ủng hộ. Nhiều vấn đề người dân bày
tỏ thái độ ủng hộ, đơn thuần chỉ vì họ thấy nó phù hợp, đem lại lợi ích cho
mình và xã hội. Nếu Chính phủ hoặc tổ chức, cá nhân đang có những lựa chọn cách
giải quyết cho một vấn đề nào đó thì sự ủng hộ của người biểu tình góp phần
củng cố quyết tâm của những chủ thể đưa ra quyết định hơn.
Sự phân biệt giữa ủng hộ hay phản đối cũng chỉ ở mức tương đối vì nhiều cuộc
biểu tình có sự đan xen giữa hai yếu tố này. Thông thường, một cuộc biểu tình
ủng hộ ai đó thì đồng thời cũng là một biểu hiện cho sự phản đối với bên kia.
Sự tụ họp đông người không thể hiện sự phản đối hoặc ủng hộ thì không là biểu
tình. Có thể đó là sự tụ họp, bàn bạc, thảo luận để đưa ra ý kiến mang tính
chất đóng góp hay bổ sung. Cách thức thể hiện cũng được thể hiện dưới những
hình thức khác nhau nhưng biểu tình phải công khai. Bản chất của biểu tình nằm
ở chỗ. Bằng sức mạnh của số đông, người biểu tình muốn truyền tải thông điệp
đến đối tượng mà họ hướng đến ngay lập tức và nhanh chóng. Cho nên, sự công
khai là đặc điểm bắt buộc.
Thứ
ba: mục đích của biểu tình nhằm đòi hỏi quyền lợi cho mình, cho chủ thể khác
hoặc cho xã hội.
Điều cốt yếu nhất của hiện tượng biểu tình đó là sự xung đột lợi ích giữa các
giai cấp, tầng lớp, nhóm xã hội. Người ta đi biểu tình vì chính Nhà nước, tổ
chức, cá nhân nào đó làm ảnh hưởng đến quyền lợi của họ, của chủ thể khác hoặc
của xã hội. Người biểu tình nhận thấy rằng, nếu cứ để tình trạng đó diễn
ra thì thật sự không tốt bằng cách họ tập hợp nhau lại đấu tranh đòi quyền lợi.
Thời gian gần đây, người dân trên khắp thế giới biểu tình chống chiến tranh,
đòi bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ động vật hoang dã. Những hành động ấy
là sự thể hiện cho ý thức bảo vệ lợi ích của xã hội loài người một cách lâu
dài.
5 nhận xét
Viết nhận xétTất nhiên biểu tình mà không có tính chất bạo lực hoặc phức tạp thì hoàn toàn là đúng pháp luật. Tuy nhiên cần xét thấy trong những cuộc biểu tình thường còn có nhiều thành phần rất phức tạp mà đa số là những kẻ lợi dụng để hướng quần chúng vào mục đích xấu, chính vì vậy những hoạt động biểu tình đều được hạn chế. Xét thấy cũng là hợp lí mà thôi, cái gì bừa bãi cũng cần được giảm thiểu thì hơn
TRẢ LỜIĐây cũng được coi là quyền cơ bản của công dân. Tuy nhiên ngay cả ở nước ngoài mà điển hình là Mỹ thì dân chúng đi biểu tình cũng chỉ được ở trong một phạm vi nhất định mà thôi, chịu sự quản lí chặt chẽ của lực lượng cảnh sát chứ không được tự do đi lại quá phạm vi của mình. Chính vì tính phức tạp của những vụ biểu tình mà luôn cần có biện pháp đề phòng kể xấu lợi dụng để mưu đồ bất chính
TRẢ LỜIBiểu tình thì cũng cần có quản lí chứ đâu phải cứ thích thì làm như bè lũ rận chủ đâu, cứ hứng lên là lôi nhau đi biểu tình nọ biểu tình kia đòi cái nọ cái kia. Chúng chỉ lợi dụng thế để phá phách chứ có mục đích tốt đẹp gì đâu
TRẢ LỜIlàm gì cũng phải tuân theo pháp luật, ở Mỹ hay ở Việt Nam cũng vậy thôi. theo ý mấy đứa rân chủ thích là biểu tình xã hội như thế có mà loạn mất
TRẢ LỜIthực ra biểu tình là không xấu nhưng người ta toàn lợi dụng biểu tình để thực hiện mục đích xẩu của mình đĩ xa ngoài mục đích thật của nò,nếu ai cũng biểu tình một cách gọi là " có văn hóa" thì đâu đến nỗi nhiều nơi bị đập phá rồi dẫn đến xô xát các kiểu,thế nên tụ tập đông người toàn cái đầu nóng là hoàn toàn nguy hiểm rồi chứ chưa nói biểu tình hay không,được cái hay nữa là người xúi giục không thấy đâu chỉ thấy toàn nhân dân ra biểu tình còn bọn chúng hưởng lợi thôi,
TRẢ LỜI» Bình luận mang tính xây dựng và đóng góp. Vui lòng phân biệt rõ ràng giữa "góp ý", "phản biện" và "xuyên tạc".
» Không sử dụng các từ ngữ kích động, tuyên truyền, gây thù hằn, phân biệt vùng miền, tôn giáo, giới tính...gây tổn hại đến khối Đại đoàn kết dân tộc.
» Không sử dụng các từ ngữ , hình ảnh xuyên tạc, bôi xấu Đất nước, chế độ, Quốc huy , Quốc kỳ, Quốc ca... của nhà nước CHXHCN Việt Nam.
» Không sử dụng các từ ngữ , hình ảnh xuyên tạc, bôi xấu Đảng, Nhà nước, lãnh tụ, lãnh đạo. Nếu có ý kiến phản biện vui lòng đưa ra dẫn chứng cụ thể với nguồn đáng tin cậy.
» Không sử dụng các tên người dùng vi phạm các điều trên. Các tên người dùng mang tính chất chia rẽ đoàn kết dân tộc (Bắc Kỳ, Nam Kỳ...),một trong những tên trong cuộc đời hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh hoặc các tên xuyên tạc về chủ tịch Hồ Chí Minh, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiện tại đều bị xóa bỏ mà không cần báo trước.
» Nếu thấy dấu hiệu vi phạm, bạn đọc vui lòng báo cho chúng tôi biết bằng form báo cáo phía bên phải blog.
Thân ái ! Conversion Conversion Emoticon Emoticon