Ngô Dụng
Hiện tượng cá chết bất thường tại các tỉnh ven biển từ Hà Tĩnh đến Thừa
Thiên Huế đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Trong khi các cơ quan
chức năng vẫn đang tiếp tục vào cuộc mạnh mẽ để tìm ra nguyên nhân gây nên hiện
tượng nghiêm trọng này thì các “nhà dân chủ bờ hồ” vẫn được biết đến là 1 đám
chuyên lấy việc “biểu tình thuê” làm nghề mưu sinh lại ráo riết đưa ra các luận
điệu nhằm dẫn dắt dư luận theo hướng “thủ
phạm đích thị là Formusa” và quy kết là “Nhà nước đã không vào cuộc, chưa bảo vệ quyền lợi của ngư dân”…
Không những vậy, trên trang fanpage “Nhật ký phá nước” còn đưa ra “Lời kêu gọi xuống đường biểu tình dưới vỏ
bọc bảo vệ môi trường” vào ngày 1/5/2016 tại 1 số địa điểm như Nhà hát lớn
- Hà Nội, Công viên 30/4 - Tp. Hồ Chí Minh, Công viên 29/3 - Đà Nẵng, Vũng Áng
- Hà Tĩnh…
Như đã đề cập ở trên, với việc “lấy biểu tình thuê làm nghề mưu sinh” số
quản trị fanpage “Nhật ký phá nước” thừa thủ đoạn ma ranh khi đưa ra những “hướng
dẫn” cho những ai nhẹ dạ cả tin tham gia “xuống đường biểu tình về cái gọi là bảo
vệ môi trường”. Cụ thể như: “không cần phải
xin giấy phép cho bất kỳ cuộc biểu tình nào theo luật pháp VN hiện tại”; “mang
theo khẩu hiệu bằng tiếng Anh hoặc tiếng Trung”; “hãy quay clip, chụp ảnh,
upload lên internet để tố cáo và tự vệ”; “Hãy đi thành nhóm, đề phòng những kẻ
xấu chọc tức, chúng sẽ xô đẩy bạn, và khi bạn tự vệ, chúng sẽ có cớ bắt bạn về
đồn với tội gây rối trật tự”.
Mới đây, tổ chức khủng bố ”Việt Tân” cũng đã bị bóc mẽ là đã lợi dụng vụ
việc cá chết bất thường ở 1 số tỉnh ven biển miền trung để kích động người dân
xuống đường biểu tình, “tọa kháng” chống chính quyền. Trên trang Fb của Việt
Tân đăng tải: "Cái mà chúng ta cần
nhất là phải tạo ra các phong trào biểu tình, phải nâng nỗi bức xúc của người
dân lên thành cao trào. Hãy thành lập ngay các cuộc biểu tình nhỏ lẻ và sau đó
tìm mọi cách nhân rộng nó lên thành biểu tình lớn rõ chưa. Phải có biểu tình, bạo
động thì chúng ta mới có điều kiện để ra tay. Chúng ta không cần cá mà cũng chẳng
cần biển nhưng đó là cơ hội cực tốt cho chúng ta. K2 hãy cho anh em triển khai
ngay lập tức đi. Động viên người dân Vũng Áng tham gia biểu tình càng đông thì
càng tốt. Tiền cho nhóm thì Ad sẽ chuyển ngay sau một giờ nữa. Ok”.
Vậy nên, chúng ta cần tỉnh táo với những “lời kêu gọi xuống đường biểu
tình mang danh bảo vệ môi trường” khi bài học hàng chục nghìn công nhân ở Bình
Dương tràn vào các nhà máy, xí nghiệp của Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan đập
phá tài sản tại Vũng Áng, Bình Dương vẫn còn nóng hổi.
Bảo vệ môi trường không có nghĩa là biểu
tình gây rối ANTT
“Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ
bảo vệ môi trường”. Công ty Formosa có liên quan đến việc xả thải làm cá chết
hay không, các cơ quan chức năng vẫn đang tiếp tục làm rõ để đưa ra kết luận thỏa
đáng nhất đến người dân. Trong lúc này, chúng ta cần bình tĩnh, không hành động
quá khích, không nghe theo kẻ xấu tụ tập gây rối mà cần để cơ quan chức năng có
biện pháp xử lý đúng pháp luật, có biện pháp ngăn chặn, bảo vệ môi trường biển,
bảo vệ đời sống nhân dân.
Biểu tình và tự do ngôn luận là
hai quyền được Hiến pháp 2013 ghi nhận, tôn trọng và bảo đảm thực thi. Tuy
nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt những quyền này có thể bị hạn chế, Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013 quy định:
“Quyền con người, quyền công dân chỉ có
thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc
phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của
cộng đồng”. Cụ thể hóa quy định trên của Hiến pháp, Điều 7 Nghị định 38/2005-CP quy định: “Việc tập trung đông người ở nơi công cộng phải đăng ký trước với ủy
ban nhân dân có thẩm quyền nơi diễn ra các hoạt động đó và phải thực hiện đúng
nội dung đã đăng ký”. Điều 245 BLHS
quy định Tội gây rối trật tự công cộng: “1.
Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt
hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích
mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo
không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a)
Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách;b) Có tổ chức;c) Gây cản trở giao
thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;d) Xúi giục người khác
gây rối; đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng; e) Tái phạm nguy
hiểm”. Do đó, chúng ta có đủ cơ sở để tin rằng những kẻ biểu tình dưới vỏ bọc
bảo vệ môi trường nhưng thực chất là gây rối an ninh trật tự, chống đối chính
quyền sẽ bị xử lý nghiêm minh theo các quy định của pháp luật.
Chúng ta hãy bảo vệ môi trường đúng pháp
luật, “có một trái tim nóng nhưng cũng cần một cái đầu lạnh”./.