[Me
Lo] - Vừa rồi, mới đọc được một bài của đám rận chủ dân
làm báo và thấy buồn cười. Buồn cười cho một thế hệ rận chủ chỉ biết cắm đầu
vào đống tiền của các “bố già” để thải ra những thứ không có thật và phi lí hết
sức: “Việt
Nam vứt bỏ “Nhân Phẩm và Hiến Pháp” đề cao sự “ổn định” của con rận Nguyễn Hồn Việt (Danlambao). Con rận này
lấy tên là Hồn Việt mà hắn không hiểu gì về nước Việt Nam , đây đúng
chất là một cái tên làm màu. Có lẽ hắn muốn có một cái gì đó hay ho để thu hút
lượt view qua đó kiếm tiền chăng. Cũng không hiểu được anh ta có biết được chế
độ của nước CHXHCN Việt Nam
là của dân, do dân và vì dân hay chăng mà anh ta lại sủa bừa bãi như vậy. Thật
không hiểu nổi bọn rận của dân làm báo. Khi đất nước yên bình, chúng kêu gọi
biểu tình để gây mất ổn định xã hội. Nhưng khi nhân dân nhận rõ những âm mưu
kích động của chúng và nhân dân tự hào sống trong một xã hội ổn định, an toàn
thì chúng lại kêu la là Việt Nam vứt bỏ “Hiến pháp” để đổi lấy ổn định. Rồi tự
hỏi không biết sau chúng còn cái luận điệu gì nữa đây?. Thiết nghĩ rằng chúng
cũng chỉ như “gái đĩ già mồm” để kiếm tiền nuôi sống bản thân của những kẻ ăn
không ngồi rồi mà thôi. Xin có đôi lời nhắn nhủ tới đám rận bán nước vài lời
như sau:
Trước hết cần phải nói Hiến pháp là: “ một hệ thống quy định những nguyên tắc chính trị căn bản và thiết lập kiến trúc, thủ
tục, quyền hạn và trách nhiệm của một chính quyền; Hiến pháp là đạo luật cơ bản
nhất của một nhà nước, nó thể hiện ý chí và nguyện vọng của tuyệt đại đa số
nhân dân tồn tại ở trong hoặc ngoài nhà nước đó, nhưng vẫn là nhân dân thuộc
nhà nước đó; Hiến pháp là một trong ba chức năng quan trọng của Quốc hội”. Đồng
thời Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam là văn
bản pháp luật có giá trị cao nhất có
vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống pháp luật và đời sống chính trị của
mỗi quốc gia. Hiến pháp cũng được xem như là tuyên ngôn chính trị của mỗi chính
thể nhà nước. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng, hoàn thiện hệ thống
pháp luật đồng bộ, thống nhất; song song với đó Hiến pháp cũng là cơ sở cho
việc tổ chức, hoạt động của bộ máy Nhà nước. Hiến pháp Việt Nam “là văn
kiện chính trị pháp lý quan trọng nhất sau cương
lĩnh của Đảng, là đạo luật gốc, quy định những vấn đề hết sức cơ bản của một
Nhà nước...".
Đến nay, nước ta đã có 05 bản Hiến pháp đã được
ban hành: Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp
năm 1992 (được
sửa đổi, bổ sung năm 2001) và bản Hiến pháp đang có hiệu lực là bản Hiến pháp năm 2013. Tuy mỗi bản hiến pháp ra đời trong những hoàn
cảnh khác nhau nhưng tựu chung lại ta dễ dàng nhận thấy sự nhất quán của
Hiến pháp Việt Nam từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp năm 2013, đó là sự nhất
quán bền vững: tính chất, giá trị nhân văn cao cả (hướng đến con người, vì con
người, vì dân tộc, coi con người là trung tâm, con người vừa là mục tiêu,
vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội) thể hiện cụ thể tại Điều 3
(sửa đổi, bổ sung Điều 3, chương I, Hiến pháp năm 2013) nêu rõ: “Nhà nước bảo
đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo
đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc,
có điều kiện phát triển toàn diện”. Qua những sửa đổi, bổ sung và quy định nêu
trên, chúng ta thấy rõ vai trò, vị trí, sức mạnh của nhân dân luôn được Hiến
pháp đặt lên hàng đầu.
Trong giai đoạn hiện nay, dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam .
Hiến pháp 2013 – Hiến pháp hiện hành của nước ta đã và đang đi vào cuộc sống,
ngày càng thể hiện rõ tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Chúng
ta đang quyết tâm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tôi chỉ có một
ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân
ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học
hành”, quyết tâm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, đưa đất nước
ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 như mục tiêu Đại hội XII
của Đảng đề ra, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ
quốc Việt Nam.