Ngô Dụng
Những ồn ào
sau vụ biểu tình ngày 1/5 được cho là “vì môi trường” đến nay chưa hề có dấu hiệu
dừng lại. Bên cạnh vụ Trương Minh Tam bị bắt giữ về hành vi “thu thập thông
tin, hình ảnh để phát tán trên Internet nhằm mục đích kích động người dân” thì
mấy “anh chị dân chủ” trong nước còn gào ầm ĩ lên rằng “ở Việt Nam thiếu dân chủ, không cho biểu tình trong khi mà bên Tây nó
biểu tình ầm ầm…”.
Tuy nhiên,
thay vì cứ gào lên theo kiểu cho “sướng cái mồm” mấy “anh chị dân chủ” chẳng chịu
tìm hiểu những quy định của pháp luật tại Việt Nam và 1 số nước trên thế giới về
biểu tình.
1. Pháp luật về biểu tình ở một số nước trên thế giới
Quyền biểu
tình là một trong những quyền cơ bản của công dân, được chính thức ghi nhận ở
nhiều nước trên thế giới, tiêu biểu như:
Điều 1 Tu
chính thứ nhất của Quốc hội Hoa Kỳ cũng công nhận quyền này: “Quốc hội sẽ không ban hành một đạo luật nào
nhằm thiết lập tôn giáo hoặc ngăn cấm tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, báo
chí và quyền của dân chúng được hội họp và yêu cầu chính phủ sửa chữa những điều
gây tranh chấp”.
Điều 21 Hiến
pháp Nhật Bản thì tự do hội họp, lập hội, ngôn luận, báo chí với tất cả các
hình thức được đảm bảo.
Cộng đồng Châu
Âu ghi nhận quyền này trong công ước riêng của mình trong khuôn khổ các nước
thành viên như 1 lời cam kết về việc thực thi việc bảo vệ quyền cơ bản của công
dân tại Điều 11 Công ước nhân quyền Châu Âu.
Tuy nhiên, quyền
lợi gắn liền với trách nhiệm. Pháp luật về biểu tình 1 số nước trên thế giới đều
có những quy định cụ thể về nội dung và cách thức thực hiện việc biểu tình, cụ
thể như:
- Quy định về
việc thông báo khi tổ chức biểu tình: Pháp luật Anh quốc (Đạo luật các tội phạm
nghiêm trọng có tổ chức và cảnh sát 2005 và công đạo luật Public Oder Act 1986)
quy định: “Các cuộc diễu hành hay các đám
rước công cộng phải gửi văn bản thông báo rõ ràng trao cho cảnh sát khu vực nơi
mà đám diễu hành định tổ chức, ít nhất 6 ngày trước khi tổ chức”.
- Quy định cấm
hoặc hạn chế một số hình thức biểu tình trong một số trường hợp: Quy định tại Mục
14 của đạo luật POA 1986 cho phép cảnh sát áp đặt các biện pháp cần thiết với
các cuộc tụ họp công cộng nhằm ngăn chặn những thiệt hại nghiêm trọng cho trật
tự nói chung, thiệt hại nghiêm trọng về hình sự hoặc gián đoạn nghiêm trọng đến
cuộc sống của cộng đồng.
Ngoài ra, còn
những quy định về thời gian cấm biểu tình, phạm vi cấm biểu tình, hình thức biểu
tình (VD: băng rôn phải đăng kí trước nội
dung, âm thanh phải đúng mức cho phép)… Mọi hoạt động biểu tình nếu không
chấp hành những quy định này đều bị coi là trái phép và có những biện pháp xử
lý cụ thể. Nói vậy để thấy rằng: biểu tình ở nước ngoài không đơn giản như mấy
“anh chị dân chủ” trong nước tưởng tượng.
Vụ biểu tình trái pháp luật ngày 1/5/2016 (Ảnh
Internet)
2. Pháp luật về biểu tình ở Việt Nam
Ở Việt Nam,
quyền biểu tình đã được ghi nhận trong nhiều bản Hiến pháp, đạo luật cơ bản của
Nhà nước. Cụ thể, tại điều 25 Hiến pháp 1959, điều 67 Hiến pháp 1980, điều 69
Hiến pháp 1992 và mới đây nhất là điều 25 Hiến pháp 2013: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin,
hội họp, lập hội, biểu tình…”.
Mặc dù, đến
nay Việt Nam chưa có Luật Biểu tình (đang trong quá trình xây dựng trình xin ý
kiến Quốc hội) nhưng không nghĩa là biểu tình ở Việt Nam bị cấm. Cũng giống như
một số nước trên thế giới, ở Việt Nam quyền biểu tình chỉ được thực thi khi đáp
ứng được đầy đủ các quy định về điều kiện, quy trình hay thủ tục thực hiện theo
quy định của pháp luật.
Khoản 2, Điều 14 Hiến pháp 2013 quy định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể
bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc
phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của
cộng đồng”. Xét về hình thức, thì biểu tình cũng là một dạng của tụ tập đông
người nơi công cộng. Mà trong pháp luật về an ninh, trật tự hiện nay mà cụ thể
là Điều 7 Nghị định 38/2005-CP có
quy định về tụ tập đông người ở nơi công cộng như sau: “Việc tập trung đông người ở nơi công cộng phải đăng ký trước với ủy
ban nhân dân có thẩm quyền nơi diễn ra các hoạt động đó và phải thực hiện đúng
nội dung đã đăng ký”.
Thực tiễn thời
gian vừa qua cho thấy, các cuộc tuần hành, biểu tình do một số “nhà dân chủ” tự
xưng trong nước khởi xướng, thực hiện đều tiềm ẩn những nguy cơ gây mất ANTT.
Tiêu biểu là cuộc biểu tình ngày 1/5 vừa qua, lợi dụng hiện tượng cá chết bất
thường tại một số tỉnh miền trung, trên các trang mạng “lề trái” như Dân Làm
Báo VN, Tễu Blog, Việt Tân, Đàn Chim Việt, Dân Luận… đã đăng tải nhiều thông
tin không đúng sự thật; xuyên tạc chính sách pháp luật, hoạt động của các cơ
quan chức năng nhằm gây tâm lý hoang mang, bức xúc trong quần chúng để kích động
biểu tình. Đặc biệt, trên trang fanpage “Nhật ký yêu nước” còn đưa ra lời kêu gọi
xuống đường biểu tình vào ngày 1/5 với luận điệu kích động “biểu tình không cần
xin phép các cơ quan chức năng có thẩm quyền”.
Theo đó, một số
đối tượng tham gia biểu tình ngày 1/5 vừa qua đã bất chấp các quy định của pháp
luật để tiến hành tụ tập đông người, tràn xuống lòng đường gây cản trở, ách tắc
giao thông; trưng ra các khẩu hiệu lạc đề nhằm vu cáo, xuyên tạc đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Mặc dù, các lực lượng chức
năng đã rất ôn hòa, kiên trì giải thích rằng đây là những hoạt động vi phạm
pháp luật, tuy nhiên, các đối tượng tham gia biểu tình thay vì chấp hành đã có
những lời lẽ kích động, gây hấn thậm chí là xuyên tạc, vu khống về việc “bị đàn
áp đẫm máu”…
Nếu chiếu theo
những quy định của pháp luật hiện hành thì có thể khẳng định cuộc biểu tình
ngày 1/5 vừa qua là 1 cuộc biểu tình trái phép. Sẽ không là nói quá nếu mà những
hành vi này diễn ra ở nước ngoài như Mỹ, Anh, Đức… thì các “nhà dân chủ Việt” sẽ
“ăn đủ” dùi cui, hơi cay và vòi rồng từ lực lượng cảnh sát chứ chẳng còn đủ sức
mà gào lên rằng “bị lực lượng an ninh Việt Nam đàn áp đẫm máu”./.
Xem thêm: Video Cảnh sát một số nước trấn áp người biểu tình
4 nhận xét
Write nhận xétNhà nước Pháp Quyền là nhà nước mà trong đó, mọi người dân, ai ai cũng chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Và do đó, khi biểu tình cũng phải tuân thủ luật biểu tình. Và chịu mọi chi phí liên quan. Còn ở VN hiện nay, chúng ta chưa có luật biểu tình, mọi việc liên quan cũng có cơ quan chức năng giám sát và phải tuân thủ về trật tự công cộng. Nhưng trong thời gian qua, những người biểu tình chủ yếu do bị bọn phản động kích động và gây ra những hậu quả nặng nề về kinh tế, xã hội, trật tự công cộng. Nếu theo luật như ở nước ngoài, những người này sẽ phải bồi thường và ngồi tù rồi.
ReplyTôi nghĩ nhà nước ta phải ra những điều luật xử phạt thật nặng những kẻ kích động, đứng đằng sau kích động người dân biểu tình. Vừa rồi có bài viết phanh phui ra việc họ biểu tình không vì quyền lợi chung của người dân miền trung mà họ biểu tình vì lợi ích của bản thân họ, đấy là mỗi người đi biểu tình được nhận 300k. Được tiền, không phải mất công sức nhiều cho nên họ cứ đi mà không cần biết tác hại của việc làm họ làm. Phải có những hình phạt nghiêm khắc, thật nặng thì mới răn đe được những kẻ đứng sau này
ReplyChúng ta muốn tẩy chay Trung Quốc, nhưng lại không ủng hộ doanh nghiệp trong nước. Tâm lý đố kị, thấy doanh nghiệp Việt Nam nào ăn lên làm ra thì phải ném đá cho đến khi chịu bán cho nước ngoài mới thôi. Cứ như vậy mà đòi “thoát Trung” thì thoát kiểu gì.Dù muốn hay không thì chúng ta vẫn phải chơi với những doanh nghiệp Trung Quốc. Mà không chỉ Việt Nam, cả thế giới đều phải chơi với họ
Replyluật biểu tình và tự do ngôn luận là những điều đang tồn tại trên đất nước Việt Nam, nhưng để thực hiện đúng những luật đó đối với những kẻ phản động thì thật là khó khăn, chúng luôn cố tình làm sai và gây mất an ninh trật tự, vì vậy mà chúng không thể lấy luật tự do ngôn luận ra làm bình phong được. các hành động cảu chúng luôn quá khích và gây tổn hại đến cho người khác. vì vậy mà bọn rận chủ, bọn phản động này cần phải được xử lí thích đáng để chúng không còn khua môi múa mép được nữa. luật đạt ra là để cho những người có lòng đóng góp ý kiến xây dựng đất nước, chứ luật tự do ngôn luận, biểu tình không dành cho những kẻ xảo trá
Reply» Bình luận mang tính xây dựng và đóng góp. Vui lòng phân biệt rõ ràng giữa "góp ý", "phản biện" và "xuyên tạc".
» Không sử dụng các từ ngữ kích động, tuyên truyền, gây thù hằn, phân biệt vùng miền, tôn giáo, giới tính...gây tổn hại đến khối Đại đoàn kết dân tộc.
» Không sử dụng các từ ngữ , hình ảnh xuyên tạc, bôi xấu Đất nước, chế độ, Quốc huy , Quốc kỳ, Quốc ca... của nhà nước CHXHCN Việt Nam.
» Không sử dụng các từ ngữ , hình ảnh xuyên tạc, bôi xấu Đảng, Nhà nước, lãnh tụ, lãnh đạo. Nếu có ý kiến phản biện vui lòng đưa ra dẫn chứng cụ thể với nguồn đáng tin cậy.
» Không sử dụng các tên người dùng vi phạm các điều trên. Các tên người dùng mang tính chất chia rẽ đoàn kết dân tộc (Bắc Kỳ, Nam Kỳ...),một trong những tên trong cuộc đời hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh hoặc các tên xuyên tạc về chủ tịch Hồ Chí Minh, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiện tại đều bị xóa bỏ mà không cần báo trước.
» Nếu thấy dấu hiệu vi phạm, bạn đọc vui lòng báo cho chúng tôi biết bằng form báo cáo phía bên phải blog.
Thân ái ! EmoticonEmoticon