Chuyện
sau hội thảo khoa học về “Cuộc đời, sự nghiệp của cố nhạc sĩ, nhà viết kịch
Trương Minh Phương” nhân kỷ niệm 85 năm ngày sinh và 5 năm ngày mất của ông
cùng với việc ông được truy tặng “Giải thưởng Đào Tấn - một giải thưởng danh
giá cho những cá nhân có những thành tựu trong việc phát huy và gìn giữ văn hóa
dân tộc Việt Nam” đang khiến đám “dân chủ” xỉa xói, theo kiểu chia sẻ, phụ họa
cho bài “Hiện tượng lặng lẽ” (không nổi tiếng khi còn sống); “Bộ Trưởng Trương
Minh Tuấn vinh danh bố mình” (Ba Sàm). Nội dung chủ yếu đăng tải lại bình luận
của fb Nguyễn Thông, cựu thư ký tòa soạn báo Thanh Niên theo kiểu, ông này
không có tác phẩm nào nổi tiếng cả, vinh danh nhờ có con trai là Bộ trưởng và
những học giả, văn nghệ sỹ nổi tiếng tham gia hội thảo và ca ngợi ông Phương đều
là “bút nô”.
Cố nhạc sĩ, nhà viết kịch Trương Minh Phương (Ảnh Internet)
Cái
đáng khinh bỉ của họ là trò “bỏ bóng đá người” luôn bị treo thẻ đỏ trên mọi sân
bóng. Trong nghề viết thì đó là trò hạ đẳng, lờ tịt đi các công trình ông Trần
Minh Phương để lại, mổ xẻ nó có đúng như nhận xét của các học giả, văn sỹ hay
không, lại chỉ cắt phần ca ngợi của họ rồi gán cho đó là hạng “bút nô” như bài “Hiện
tượng lặng lẽ” của ông Nguyễn Thông mới đúng là loại “bút nô”, nhưng tiếc rằng
chủ của ông không phải là chính quyền, nhân dân VN mà là đám “dân chủ”, là những
kẻ thù của đất nước.
Stt trên trang FB của Nguyễn Thông (Ảnh chụp màn hình)
Xin
trích về công trình khoa học được đem ra hội thảo của ông Trương Minh Phương “Nhạc
sĩ, nhà viết kịch Trương Minh Phương sinh tại Bình Định (1931 - 2011). Ông là
điển hình cho nền văn học nghệ thuật đáng tự hào của dân tộc, một nền văn học
nghệ thuật toàn tâm toàn ý phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, của Tổ quốc và
của nhân dân. Nhạc sĩ, Nhà viết kịch Trương Minh Phương là một cán bộ văn hóa
khiêm nhường, một nghệ sĩ đa tài lặng lẽ sống ở mảnh đất Bình Trị Thiên gần như
trọn đời qua hai cả hai cuộc kháng chiến: Chống Pháp và chống Mỹ. Cả cuộc đời cống
hiến cho đất nước, ông đã để lại cho thế hệ sau một khối lượng tác phẩm đồ sộ gồm:
128 ca khúc, gần 20 ca cảnh, kịch múa hát nhạc mới, 60 tác phẩm từ kịch ngắn, kịch
dài, dân ca kịch tới tiểu phẩm sân khấu và 6 công trình nghiên cứu văn nghệ dân
gian, tiêu biểu trong đó phải kể đến tuyển tập tác phẩm đồ sộ mang tên “Rừng
hát” của ông do NXB Văn học công bố năm 2015 với gần 1400 trang giấy. Đó thực sự
là một khối di sản nghệ thuật lớn”.
“Có thể
nói, những tác phẩm kịch bản của Trương Minh Phương có đề tài đa dạng, nhiều
chiều và cập nhật rất nhanh hơi thở của cuộc sống. Trong đó, những kịch bản có
nội dung, đề tài, nhân vật về lực lượng Vũ trang chiếm một vị trí đặc biệt… Ông
luôn đau đáu với đời, đấu tranh với cái xấu, cái ác; xót xa vì những số phận bất
hạnh, hết lòng vun xới để cái tốt, cái thiện và cái đẹp được khoe sắc, toả
hương” (nhà văn Đặng Vương Hưng cho biết).
“Phần
lớn các kịch bản của ông đã được dàn dựng trên sóng phát thanh truyền hình,
trên sân khấu của các đơn vị biểu diễn chuyên nghiệp, không chuyên, các nhà văn
hoá ở nhiều tỉnh thành, địa phương trên cả nước”.
Mời đọc
thêm các bài phân tích về tác phẩm của cố nhạc sỹ Trương Minh Phương:
http://infonet.vn/rung-hat-tuyen-tap-do-so-cua-co-nhac-si-minh-phuong-post160574.info
Việc cố nhạc sỹ và nhà viết kịch đi theo dòng văn
hoá phục vụ cách mạng đúng như con trai ông là Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đánh
giá “Khi bắt đầu công tác tại mặt trận nghệ thuật, bố tôi luôn tâm niệm một câu
nói của Bác Hồ: “Văn hóa là một mặt trận, văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận
ấy, cây bút trang giấy chính là vũ khí chiến đấu”, và vì vậy trong các tác phẩm
của ông đều dành trọn cho sự nghiệp xây dựng và phát triển Tổ quốc”, nên tác phẩm
của ông dành cho tuyên truyền hướng đến quần chúng rất đỗi bình dị, dễ hiểu. Chắc
chắn, người cha như vậy đã góp phần tạo nên Bộ trưởng 4T sắc sảo, không tránh
né bất cứ đề tài phỏng vấn “nhạy cảm” nào, trực diện đối đáp lại mọi luận điểm
chống phá Nhà nước với lập luận sắc sảo, báo chí đều có thể phát live, không cần
“chỉnh sửa” câu từ. Đồng thời ông Tuấn còn khét tiếng là “quan Công” mạnh tay
chấn chỉnh làng báo, khiến dư luận đều đồng tình ủng hộ, dĩ nhiên ngoại trừ giới
“dân chủ”, với họ, ông Tuấn bị cho như là “kẻ đàn áp tự do báo chí”. Nên nay vớ
được sư việc có vẻ nhạy cảm đã nhanh chóng trở thành đề tài để đám “dân chủ”
xuyên tạc, tấn công ông Bộ trưởng.
Cái kiểu
trích ý kiến rồi bình luận đưa đẩy, lái người đọc theo “định hướng” của mình rồi
châm chọc đối với cây bút già đời như Nguyễn Thông đã là cái “nghề”. Tôi còn nhớ,
ông Nguyễn Thông vốn là thư ký toà soạn báo Thanh Niên mà dư luận từng đặt nhiều
nghi vấn về “ổ rận” - nơi quá nhiều nhà báo đi bóc lịch hay bị tước thẻ hành
nghề. Khi nhận quyết định nghỉ hưu, ông này hồ hởi khoe trên Facebook, từ nay
tha hồ viết facebook, chém gió thả phanh (ý nói chả bị ai, thế lực nào chi phối
ngòi bút), thế nhưng chả thấy “tác phẩm báo chí” nào ra hồn, rặt toàn comment,
stt kiểu chửi chó mắng mèo, bình phẩm vuốt đuôi theo hiện tượng để có cớ thoá mạ
chế độ chính trị, lãnh đạo các cấp của Đảng, ca ngợi đồng nghiệp bị “tuột xích”,
theo nghề “dân chủ” như Trương Duy Nhất, nhất là xúc phạm báo chí và đồng nghiệp
không dám “tự do ngôn luận”, đưa tin có chủ kiến, là cái loa của Đảng... Nói
chung, chửi bới, đâm chọc kiểu gì ông cũng nói lấy được nhưng cái tài đức và
cái giá trị của nghề báo là đưa thông tin nhiều chiều, đưa ra giải pháp giải
quyết vấn nạn... làm nên giá trị người viết thì tiệt không bao giờ thấy ở cây
bút này.
Trở lại chuyện nhạc sỹ - kịch sỹ Trương Minh Phương, không hiếm văn sỹ, nhạc sỹ… sau khi chết mới được thiên hạ PR cho, còn sống thì trừ phi có cây bút là “tri kỷ”, “đồng đội” mới PR cho nhau, bởi trong giới ấy ít ai chịu phục tài của nhau, anh nào cũng cho sản phẩm của mình là nhất. Đằng này ông Phương chọn nơi “thâm sơn cùng cốc” không đi lại chốn kinh kỳ, không có đội ngũ PR chuyên nghiệp, không có tài chính đầu tư cho ca sỹ, nghệ sỹ thổi các tác phẩm của mình... thì việc ông hết sức “lặng lẽ” là dễ hiểu. Muốn bình luận ông có xứng đáng hay không, nếu ông Thông và đám “dân chủ” phỉ báng tên tuổi, uy tín của văn nghệ sỹ nổi tiếng tham gia hội thảo đã mổ xẻ công trình của ông Phương thì cũng nên tìm đọc và mổ xẻ cho đến nơi đến chốn, đó mới là nhà báo chân chính. Còn kiểu nói lấy được, châm chỉa cho có bài để đám “dân chủ” tung hô, thì ông đáng tởm hơn từ “bút nô” kia rất nhiều./.
16 nhận xét
Write nhận xétMuốn bình luận ông có xứng đáng hay không, nếu ông Thông và đám “dân chủ” phỉ báng tên tuổi, uy tín của văn nghệ sỹ nổi tiếng tham gia hội thảo đã mổ xẻ công trình của ông Phương thì cũng nên tìm đọc và mổ xẻ cho đến nơi đến chốn, đó mới là nhà báo chân chính. Còn kiểu nói lấy được, châm chỉa cho có bài để đám “dân chủ” tung hô, thì ông đáng tởm hơn từ “bút nô” kia rất nhiều.
Replynếu ông Thông và đám “dân chủ” phỉ báng tên tuổi, uy tín của văn nghệ sỹ nổi tiếng tham gia hội thảo đã mổ xẻ công trình của ông Phương thì cũng nên tìm đọc và mổ xẻ cho đến nơi đến chốn, đó mới là nhà báo chân chính. Còn kiểu nói lấy được, châm chỉa cho có bài để đám “dân chủ” tung hô, thì ông đáng tởm hơn từ “bút nô” kia rất nhiều./.
ReplyCái đáng khinh bỉ của họ là trò “bỏ bóng đá người” luôn bị treo thẻ đỏ trên mọi sân bóng. Trong nghề viết thì đó là trò hạ đẳng, lờ tịt đi các công trình ông Trần Minh Phương để lại, mổ xẻ nó có đúng như nhận xét của các học giả, văn sỹ hay không, lại chỉ cắt phần ca ngợi của họ rồi gán cho đó là hạng “bút nô” như bài “Hiện tượng lặng lẽ” của ông Nguyễn Thông mới đúng là loại “bút nô”, nhưng tiếc rằng chủ của ông không phải là chính quyền, nhân dân VN mà là đám “dân chủ”, là những kẻ thù của đất nước.
ReplyNếu chưa biết thì Nguyễn Thông hãy mở to mắt để đọc những điều này. Cả cuộc đời gắn bó và cống hiến cho văn hóa nghệ thuật, cố nhạc sĩ, nhà viết kịch Trương Minh Phương đã để lại cho thế hệ sau 128 ca khúc, gần 20 ca cảnh, kịch múa hát nhạc mới, 60 tác phẩm từ kịch ngắn, kịch dài, dân ca kịch tới tiểu phẩm sân khấu và 6 công trình nghiên cứu văn nghệ dân gian… Tiêu biểu trong đó phải kể đến tuyển tập tác phẩm đồ sộ mang tên “Rừng hát” của ông do Nhà xuất bản Văn học công bố năm 2015 với 1.328 trang.
Reply"Chuyện sau hội thảo khoa học về “Cuộc đời, sự nghiệp của cố nhạc sĩ, nhà viết kịch Trương Minh Phương” nhân kỷ niệm 85 năm ngày sinh và 5 năm ngày mất của ông cùng với việc ông được truy tặng “Giải thưởng Đào Tấn - một giải thưởng danh giá cho những cá nhân có những thành tựu trong việc phát huy và gìn giữ văn hóa dân tộc Việt Nam”
ReplyĐiều này có gì để mà nói. Sao cái đám rận chủ lắm chuyện thế nhỉ?
“Có thể nói, những tác phẩm kịch bản của Trương Minh Phương có đề tài đa dạng, nhiều chiều và cập nhật rất nhanh hơi thở của cuộc sống. Trong đó, những kịch bản có nội dung, đề tài, nhân vật về lực lượng Vũ trang chiếm một vị trí đặc biệt… Ông luôn đau đáu với đời, đấu tranh với cái xấu, cái ác; xót xa vì những số phận bất hạnh, hết lòng vun xới để cái tốt, cái thiện và cái đẹp được khoe sắc, toả hương”
ReplyNguyễn Thông, cựu thư ký tòa soạn báo Thanh Niên, vậy mà có cái tư tưởng vô cùng ích kỷ, vô cùng thiển cận. Việc vinh danh một nghệ sĩ là một sự tri ân đến những gì họ đã cống hiến. nhưng tiếc là vinh danh muộn, khi họ đã mất rồi. Vậy mà có những kẻ như Nguyễn Thông lại có cái tư tưởng vô cùng ích kỷ như vậy.
Reply"Trở lại chuyện nhạc sỹ - kịch sỹ Trương Minh Phương, không hiếm văn sỹ, nhạc sỹ… sau khi chết mới được thiên hạ PR cho, còn sống thì trừ phi có cây bút là “tri kỷ”, “đồng đội” mới PR cho nhau, bởi trong giới ấy ít ai chịu phục tài của nhau, anh nào cũng cho sản phẩm của mình là nhất. Đằng này ông Phương chọn nơi “thâm sơn cùng cốc” không đi lại chốn kinh kỳ, không có đội ngũ PR chuyên nghiệp, không có tài chính đầu tư cho ca sỹ, nghệ sỹ thổi các tác phẩm của mình... thì việc ông hết sức “lặng lẽ” là dễ hiểu."
ReplyThế mới thấy cái đầu của Nguyễn Thông nó tủn mủn như thế nào. Thằng này chắc trong quá trình công tác cũng chẳng làm được gì, vì cái đầu tủn mủn của hắn thì có nghĩ được gì đâu.
Đối với những kẻ có tư tưởng ích kỷ, những kẻ tiểu nhân thì khi người khác đạt được một điều gì thì luôn ganh tị với họ, và luôn coi đó là cái gai trong mắt. Khi có cơ hội là nói xấu, là xuyên tạc, là phản đối thành tích họ đạt được. Những kẻ này thì không phát triển, không giữ những vị trí quan trọng được. Vì tính ích của của họ, không bao giờ có tính quyết đoán và làm được gì. Lúc nào cũng chỉ sợ người khác hơn mình.
Replyđáng khinh bỉ của họ là trò “bỏ bóng đá người” luôn bị treo thẻ đỏ trên mọi sân bóng. Trong nghề viết thì đó là trò hạ đẳng, lờ tịt đi các công trình ông Trần Minh Phương để lại, mổ xẻ nó có đúng như nhận xét của các học giả, văn sỹ hay không, lại chỉ cắt phần ca ngợi của họ rồi gán cho đó là hạng “bút nô” như bài “Hiện tượng lặng lẽ” của ông Nguyễn Thông mới đúng là loại “bút nô”, nhưng tiếc rằng chủ của ông không phải là chính quyền, nhân dân VN mà là đám “dân chủ”, là những kẻ thù của đất nước.
Replychửi bới, đâm chọc kiểu gì ông cũng nói lấy được nhưng cái tài đức và cái giá trị của nghề báo là đưa thông tin nhiều chiều, đưa ra giải pháp giải quyết vấn nạn... làm nên giá trị người viết thì tiệt không bao giờ thấy ở cây bút này.
Replyông Phương chọn nơi “thâm sơn cùng cốc” không đi lại chốn kinh kỳ, không có đội ngũ PR chuyên nghiệp, không có tài chính đầu tư cho ca sỹ, nghệ sỹ thổi các tác phẩm của mình... thì việc ông hết sức “lặng lẽ” là dễ hiểu. Muốn bình luận ông có xứng đáng hay không, nếu ông Thông và đám “dân chủ” phỉ báng tên tuổi, uy tín của văn nghệ sỹ nổi tiếng tham gia hội thảo đã mổ xẻ công trình của ông Phương thì cũng nên tìm đọc và mổ xẻ cho đến nơi đến chốn, đó mới là nhà báo chân chính. Còn kiểu nói lấy được, châm chỉa cho có bài để đám “dân chủ” tung hô, thì ông đáng tởm hơn từ “bút nô” kia rất nhiều.
Replyhói đời ăn ở bạc, đến cả lãnh đạo của mình Nguyễn Thông cũng tiến hành chọc ngoáy mặc dù biết đó là sai trái. Và việc lấy một người đã mất ra để tiến hành cái tư tưởng xuyên tạc, bơm đặt thật trái với lương tri.Nguyễn Thông ơi, ông thật bỉ ổi, ông chẳng đáng với hai từ Nhà báo mà Báo Thanh Niên phong cho ông, hy vọng rằng ông sớm tỉnh ngộ!
Replyông Phương chọn nơi “thâm sơn cùng cốc” không đi lại chốn kinh kỳ, không có đội ngũ PR chuyên nghiệp, không có tài chính đầu tư cho ca sỹ, nghệ sỹ thổi các tác phẩm của mình... thì việc ông hết sức “lặng lẽ” là dễ hiểu. Muốn bình luận ông có xứng đáng hay không, nếu ông Thông và đám “dân chủ” phỉ báng tên tuổi, uy tín của văn nghệ sỹ nổi tiếng tham gia hội thảo đã mổ xẻ công trình của ông Phương thì cũng nên tìm đọc và mổ xẻ cho đến nơi đến chốn, đó mới là nhà báo chân chính
ReplyBọn láo toét ấy đã bỏ qua hết những đóng góp của cụ Trương Minh Phương cho nên nghệ thuật nước nhà mà chỉ xoáy vào mối quan hệ giữa cụ và ông Bộ trưởng Trương Minh Tuấn để đả kích thôi.
ReplyCái đáng khinh bỉ của họ là trò bỏ bóng đá người luôn bị treo thẻ đỏ trên mọi sân bóng. Trong nghề viết thì đó là trò hạ đẳng, lờ tịt đi các công trình ông Trần Minh Phương để lại, mổ xẻ nó có đúng như nhận xét của các học giả, văn sỹ hay không, lại chỉ cắt phần ca ngợi của họ rồi gán cho đó là nổ, thật chán các nhà dân chủ này quá mất!
Reply» Bình luận mang tính xây dựng và đóng góp. Vui lòng phân biệt rõ ràng giữa "góp ý", "phản biện" và "xuyên tạc".
» Không sử dụng các từ ngữ kích động, tuyên truyền, gây thù hằn, phân biệt vùng miền, tôn giáo, giới tính...gây tổn hại đến khối Đại đoàn kết dân tộc.
» Không sử dụng các từ ngữ , hình ảnh xuyên tạc, bôi xấu Đất nước, chế độ, Quốc huy , Quốc kỳ, Quốc ca... của nhà nước CHXHCN Việt Nam.
» Không sử dụng các từ ngữ , hình ảnh xuyên tạc, bôi xấu Đảng, Nhà nước, lãnh tụ, lãnh đạo. Nếu có ý kiến phản biện vui lòng đưa ra dẫn chứng cụ thể với nguồn đáng tin cậy.
» Không sử dụng các tên người dùng vi phạm các điều trên. Các tên người dùng mang tính chất chia rẽ đoàn kết dân tộc (Bắc Kỳ, Nam Kỳ...),một trong những tên trong cuộc đời hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh hoặc các tên xuyên tạc về chủ tịch Hồ Chí Minh, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiện tại đều bị xóa bỏ mà không cần báo trước.
» Nếu thấy dấu hiệu vi phạm, bạn đọc vui lòng báo cho chúng tôi biết bằng form báo cáo phía bên phải blog.
Thân ái ! EmoticonEmoticon