Vô
Danh
Vừa
qua, Tổ chức Bảo vệ Ký giả (CPJ), trụ sở tại Hoa Kỳ đã công bố đánh giá mới nhất về
tình hình tự do báo chí trên toàn thế giới. Theo CPJ thì trong thời đại công
nghệ thông tin với nhiều triển vọng, các chính quyền, công ty và đối tượng
không phải Nhà nước khắp thế giới thực hiện biện pháp kiểm duyệt lượng lớn
thông tin bằng các chiến thuật tinh vi và phức tạp.
Phần về
Việt Nam, báo cáo này ngoài việc đưa ra những thông tin thất thiệt sao chép lại
trên mạng của các cá nhân và tổ chức chống phá Nhà nước Việt Nam, văn bản này
còn quy kết: “Trong tổng số 259 nhà báo bị tù tội trong năm 2016 trên toàn thế
giới thì Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia chiếm số lượng nhiều nhất với 81 người, còn
Trung Quốc nước láng giềng có cùng chế độ chính trị với Việt Nam là 38 người đứng
hàng thứ hai. Việt Nam đứng hàng thứ sáu trong số 31 quốc gia có nhà báo bị cầm
tù”; có ít nhất 8 nhà báo vẫn còn bị giam tù bao gồm: Trần Huỳnh Duy Thức, Hồ Đức
Hòa, Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Thị Minh Thúy, Nguyễn Đình Ngọc, Nguyễn Ngọc Như
Quỳnh, Hồ Văn Hải, Nguyễn Văn Hóa,…
Bài đăng trên RFA (Ảnh chụp màn hình)
Với những
nội dung trên có thể nói, bản đánh giá mới nhất về tình hình tự do báo chí tại
Việt Nam của CPJ là sai về bản chất, không đúng với sự thật.
Như
chúng ta đã biết, cùng với nghĩa vụ khi tham gia ký kết các công ước quốc tế, mỗi
quốc gia đều có các quy định về hành nghề báo chí, hoặc dưới dạng đạo luật của
quốc gia, hoặc các quy chế hoạt động do tổ chức nghề nghiệp đưa ra. Những quy định
này luôn phản ánh các giá trị văn hóa, xã hội và chính trị của quốc gia đó.
Trên thế giới hiện nay, hầu hết các quốc gia thể chế hóa quyền tự do thông tin
và đưa thông tin qua những văn bản mang tính chất pháp lý trong đó có Việt Nam.
Luật Báo chí của Việt Nam cũng khẳng định quyền của nhà báo khi thông tin trung
thực về tình hình đất nước và thế giới, phù hợp lợi ích đất nước và nhân dân, đấu
tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật, các hiện tượng tiêu cực trong
xã hội, và được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp. Vì thế, việc Nhà
nước Việt Nam quản lý báo chí bằng luật, hoàn toàn không phải là sự cản trở quyền
tự do báo chí của người dân, cũng như hoạt động báo chí của các nhà báo.
Việc
CPJ cố tình thêu dệt bức tranh “u ám” về báo chí ở Việt Nam, một lần nữa thể hiện
sự thiếu thiện chí và định kiến của họ về sự phát triển của báo chí Việt Nam.
Chẳng lẽ các vị ở CPJ lại không biết hay cố tình “quên” những con số thống kê ở
Việt Nam như: hơn 550 cơ quan báo chí, hơn 19 nghìn hội viên Hội Nhà báo, hơn
700 ấn phẩm báo chí với các loại hình từ báo viết, báo nói, báo hình đến
internet, và hiện nay, mỗi người dân được thụ hưởng tới 7,5 tờ báo; Tính đến
tháng 3/2012, trong lĩnh vực thông tin điện tử, Việt Nam có 61 báo, tạp chí điện
tử, 191 mạng xã hội, hơn 1.000 trang thông tin điện tử tổng hợp…
Không
những vậy, CPJ đã cố tình tạo dựng sự mập mờ bằng cách tảng lờ không quan tâm tới
sự khác nhau giữa người hoạt động báo chí với tư cách là hoạt động nghề nghiệp
được xã hội công nhận và được pháp luật bảo vệ, với người sử dụng Internet làm phương
tiện truyền bá ý kiến đi ngược tiến trình phát triển xã hội, tuyên truyền luận
điệu sai trái, bình luận một số sự kiện - vấn đề một cách tiêu cực, xuyên tạc
và bịa đặt. CPJ đã đánh đồng số đông các nhà báo với một số cá nhân có hành vi “tuyên
truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” trên Internet. CPJ cố tình gắn cho một số
blogger danh hiệu là “nhà báo tự do”, “cây bút tự do” để có cái cớ vu khống Việt
Nam. Một tổ chức như CPJ lẽ nào không phân biệt được ai là nhà báo, ai không phải
là nhà báo?. Chẳng qua là đang bị lợi dụng, thao túng để chống nhà nước Việt
Nam.
Những
người mà CPJ nhắc tới, như Trần Huỳnh Duy Thức, Hồ Đức Hòa, Nguyễn Hữu Vinh,
Nguyễn Thị Minh Thúy, Nguyễn Đình Ngọc, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Hồ Văn Hải, Nguyễn
Văn Hóa… không phải các nhà báo hành nghề báo chí mà chỉ là một số blogger bị
phạt tù vì họ vi phạm pháp luật. những người đó được đưa ra tòa án xét xử và đều
thừa nhận hành vi sai trái. Việt Nam có Hiến pháp, pháp luật, không thể bỏ tù bất
kỳ ai một cách vô cớ, giam giữ người không có tội, càng không thể bỏ tù ai chỉ
vì họ nói lên những chính kiến của họ, như CPJ dẫn ra trong bản báo cáo. Những
cái CPJ nói ra chỉ đưa ra những thông tin sai lệch vu khống trắng trợn.
Trong
danh sách mà CPJ đã đưa ra ở trên, chúng ta có thể điểm qua những cái tên tiêu
biểu sau đây:
Nguyễn
Hữu Vinh là người đã sáng lập, quản trị và sử dụng 2 Blog “Dân quyền” và “Chép
sử Việt”, và dùng tên Anhbasam. Trong quá trình hoạt động chống phá chính quyền
nhân dân, Blog “Dân quyền” và Blog “Chép sử Việt”đã đăng tổng cộng 2.397 bài viế,
trong đó, có 24 bài viết “có nội dung sai sự thật, không có căn cứ; tuyên truyền
xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; bôi nhọ các
cá nhân, làm ảnh hưởng đến uy tín, cơ quan, tổ chức; đưa ra cái nhìn bi quan một
chiều, gây hoang mang lo lắng, làm ảnh hưởng đến lòng tin của quần chúng nhân
dân đối với sự lãnh đạo đất nước của Đảng, Chính phủ, Quốc hội và Nhà nước”.
Nguyễn
Ngọc Như Quỳnh (blogger “Mẹ Nấm”). Đây là một đối tượng có quá trình hoạt động
chống đối quyết liệt, từng nhiều lần bị các cơ quan chức năng cảnh cáo, xử lý bằng
các hình thức khác nhau nhưng đối tượng ngày càng tỏ ra coi thường sự nghiêm
minh của pháp luật, thách thức cơ quan chức năng. Trong đó, Quỳnh đã từng tham
gia tổ chức phản động và nhiều hội nhóm bất hợp pháp. Bên cạnh đó, Quỳnh còn
biên soạn, tán phát hàng trăm bài viết trên mạng xã hội FB và Blog của đối tượng
có nội dung xuyên tạc sự thật, xuyên tạc lịch sử, phá hoại khối đại đoàn kết
dân tộc, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, xâm hại đến uy tín của
cá nhân, cơ quan tổ chức Nhà nước, làm ảnh hưởng đến lòng tin của quần chúng
nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và làm giảm hiệu lực quản lý của Nhà nước.
Còn về
Nguyễn Văn Hóa, lợi dụng sự cố môi trường biển ở miền Trung, thông qua mạng xã
hội, Hóa đã câu kết với một số đối tượng phản động đội lốt dân chủ như Trương
Minh Tam thực hiện và đăng tải trên nhiều trang tin, mạng xã hội nhằm kích động
người dân thiếu thông tin, nhẹ dạ xuống đường biểu tình gây ra tình trạng phức
tạp về an ninh trật tự… Đáng chú ý, chính Hóa là người hướng dẫn, giúp sức cho
đoàn khởi kiện công ty Formosa của Linh mục Đặng Hữu Nam, Quản xứ Phú Yên (Nghệ
An) khi đoàn đến địa phận thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh... Mặc dù, đã nhiều lần bị các
cơ quan chức năng giáo dục, thuyết phục, xử lý bằng nhiều hình thức khác nhau nhưng
Hóa lại càng tỏ ra chống đối quyết liệt hơn. Không còn biện pháp nào khác, Công
an tỉnh Hà Tĩnh buộc phải bắt, tạm giam Nguyễn Văn Hóa để điều tra, xử lý trước
pháp luật.
Như vậy
có thể thấy rằng, việc Tổ chức Bảo vệ Ký giả (CPJ) công bố những đánh giá mới
nhất về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam không chỉ thể hiện cái nhìn chủ
quan, phiến diện và không đúng sự thật mà còn ngang nhiên bao che, bảo vệ, cổ
vũ cho các hành vi vi phạm pháp luật. Rõ ràng, đây là hành động sai lệch cần phải
bị lên án và kiên quyết loại bỏ./.