Nam Việt
Ngày 28/3/2018,
Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An sẽ đưa bị cáo Nguyễn Viết Dũng (tức Dũng Phi Hổ)
ra xét xử về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam” theo Điều 88 Bộ luật Hình sự năm 1999.
Được biết đến với cái
danh nhà hoạt động "dân chủ",
mặc dù tuổi đời còn rất trẻ (sinh năm
1986), Nguyễn Viết Dũng đã có "thâm
niên" chống đối chính trị với thành tích ra tù, vào tội. Trong giai đoạn
từ 2006 - 2015, lợi dụng những vấn đề tiêu cực của xã hội, Dũng Phi Hổ liên tục
tham gia các hoạt động "biểu tình ôn hòa" nhưng thực chất là các hoạt
động gây rối trật tự công cộng nhằm kích động, kêu gọi thành lập chế độ
"đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập". Đỉnh điểm của hoạt động này
là việc thành lập cái gọi là “Đảng Cộng Hòa Việt Nam” và “Hội
những người yêu quân lực Việt Nam Cộng hòa" vào năm 2015 với mục đích là
phục vụ cho các hoạt động kích động gây rối, tuyên truyền chống Nhà nước Việt
Nam. Do đó, việc
điều tra, truy tố, xét xử trước pháp luật đối với những hành vi vi phạm pháp luật
của Nguyễn Viết Dũng là hoàn toàn đúng đắn.
Tuy nhiên, như một vấn đề có tính chất quy
luật, mỗi khi một nhà dân chủ bị đưa ra xét xử trước pháp luật là lại bị vấp phải
sự can thiệp đến từ các tổ chức ở hải ngoại, trong đó có Human Rights Watch. Trong
bài viết đăng tải trên trang báo phản động "danlambao", HRW tiếp tục
cho thấy sự can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của Việt Nam với những lý
lẽ ngụy biện quen thuộc.
Nguyễn Viết Dũng (tức Dũng Phi Hổ) - Đối tượng có hành vi Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trước tiên, HRW tiếp tục rao giảng luận điệu
“Việt Nam vẫn cứ sử dụng tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’ đã
mất hết sức thuyết phục để dập tắt tiếng nói của những người bất đồng chính kiến”.
Nhìn nhận về vấn đề này chúng ta có thể thấy
rằng, tập hợp những người bất đồng chính kiến là những người có quan điểm, tư
tưởng khác với những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ở từng thời điểm
nhất định. Nguyên nhân xảy ra sự khác biệt này là do cách nhìn nhận, tiếp cận vấn
đề của mỗi cá nhân là khác nhau. Do đó, cách phản ứng của những người bất đồng
chính kiến cũng có sự khác nhau nhất định. Điều đó được thể hiện ở những suy
nghĩ, hành động khác nhau về những chủ trương, chính sách đó.
Tựu chung lại hành động của họ được chia
thành hai hướng chủ đạo với một bên là đưa ra những ý kiến phản biện trên tinh
thần xây dựng nhằm phát hiện những hạn chế, yếu kém; đồng thời đưa ra những kiến
nghị, đề xuất để những chủ trương, quyết sách trở nên hiệu quả và đi vào thực
tiễn hơn.
Bên còn lại thì trái ngược, đó là những phản
biện mang tính chất phá nhiều hơn xây, không cần quan tâm đến tính đúng đắn, thực
tế của những chủ trương, quyết sách đó là gì. Đây là hành động đi ngược lại lợi
ích của nhà nước và nhân dân và Nguyễn Viết Dũng chính là một trong những đại
diện tiêu biểu cho nhóm người thứ hai này. Do đó, việc bị điều tra, truy tố,
xét xử trước pháp luật là hoàn toàn đúng đắn. Như thế chúng ta mới thấy rõ luận
điệu kiểu đánh lận con đen của HRW.
Để thêm phần thuyết phục, chúng không ngần
ngại xây dựng hình ảnh một Nguyễn Viết Dũng không thể "đẹp đẽ" hơn với
hình tượng một thanh niên trẻ, với thành tích đoạt giải cuộc thi trên truyền
hình Đường Lên đỉnh Olympia và trúng tuyển vào Đại học Bách Khoa Hà Nội với kết
quả thi xuất sắc. Nhưng sau hai năm lại bị nhà trường đuổi học vì "bận" tham gia biểu tình.
Tuy nhiên, nhân thân tốt không đồng nghĩa sẽ là công dân tốt. Những
thành tích học tập trong quá khứ không thể là lý do để lấp liếm, che đậy cho những
hành vi vi phạm pháp luật có tính hệ thống của Dũng Phi Hổ. Và nó càng không phải
là cái cớ để xóa bỏ đi bản chất ham chơi, lười lao động của tên dân chủ có đầu
óc hoang tưởng này. Có chăng, những thành tích trong quá khứ là những điểm sáng
trong list danh sách trích ngang toàn sai phạm của y mà thôi.
Chốt
lại, cho dù HWR có đưa ra nhiều lý lẽ hơn nữa cũng không thể xóa bỏ đi những
hành vi vi phạm pháp luật mà bản thân Dũng Phi Hổ đã gây ra. Do đó, tốt hơn hết,
HWR nên ngừng ngay những hành động can thiệp trắng trợn kiểu này vào công việc
nội bộ của các quốc gia khác thì hơn./.