Hiện nay, với quy mô dân số gần 10 triệu người,
Thủ đô Hà Nội đang đối mặt với thách thức để đảm bảo cung ứng nguồn nước sạch
cho người dân, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của
người dân ngày càng gia tăng. Trong khi đó, chủ trương của thành phố là 100%
người dân nội đô phải được sử dụng nước sạch, an toàn phục vụ cho sinh hoạt
hàng ngày. Đây được cho là bài toán khó, phức tạp khi cơ cấu dân cư, điều
kiện cơ sở hạ tầng chưa được triển khai đồng bộ tại Hà Nội. Tuy nhiên, với việc
triển khai 31 dự án cấp nước sạch trên địa bàn thành phố, có lẽ bài toán khó sắp
có lời giải trong tương lai.
Ô nhiễm nước sinh hoạt tại
nhiều khu vực của Hà Nội
Hiện nay ở một số nước tiên tiến trên thế giới như
Mỹ, Pháp, Nhật, Singapore…, nước uống tại vòi đang dần trở thành một phần tất yếu
trong kế hoạch nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Để đảm bảo việc sử
dụng nước uống tại vòi an toàn cho người sử dụng, các quốc gia này đều có một hệ
thống các tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt đối với các nhà máy xử lý nước.
Thực tế Việt Nam, nước uống trực tiếp tại vòi không còn là một khái niệm mới
khi Bộ Y tế đã ban hành quy chuẩn QCVN6-1:2010/BYT đối với
nước sạch. Tuy nhiên, không phải ở bất cứ đâu tại Hà Nội, người dân Thủ đô cũng
được sử dụng nguồn nước với tiêu chuẩn đó.
Hiện nay, nhiều người dân Hà Nội chưa được tiếp cận
với nguồn nước sạch. Ví dụ, tại thôn Linh Quy, xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, hàng
nghìn hộ gia đình phải sống gần các cống rãnh và sử dụng nguồn nước ngầm bị ô
nhiễm cao. Người dân phải tự chi tiền của mình để mua hệ thống lọc nước nhằm đảm
bảo nhu cầu sinh hoạt. Thậm chí, ngay tại những chung cư mới được xây dựng
tại một số quận nội thành, người dân nơi đây cũng đang ngày đêm phải sử dụng những
nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm nặng nề.
Việc sử dụng nước ô nhiễm chất
lượng thấp trong một thời gian dài, sẽ gây những tác động bất lợi đến môi trường
và sức khỏe của người dân sống tại các khu vực nói trên. Trước mắt là sự gia
tăng các loại bệnh cấp và mãn tính về đường tiêu hóa (tả, lị, thương hàn…),
chân tay miệng. Nếu không được phát hiện kịp thời và làm sạch nguồn nước sinh
hoạt, bệnh có thể dẫn tới bệnh ung thư và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, khi sử dụng
nước có hàm lượng asen vượt quá mức quy định để ăn uống, con người có thể mắc bệnh
ung thư trong đó thường gặp là ung thư da. Ngoài ra, asen còn gây nhiễm độc hệ
thống tuần hoàn khi uống phải nguồn nước có hàm lượng asen 0,1mg/l. Người nhiễm
chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh, có thể gây ung thư…. Đây là những
nguy cơ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân nếu sử dụng nguồn
nước không được xử lý ô nhiễm.
Như vậy, có thể khẳng định, chủ trương đưa nước sạch
đến với người dân là đúng đắn và là việc bắt buộc phải thực hiện vì mục tiêu
nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô.
Bài toán đã có lời giải!
Theo Kế hoạch 131/KH-UBND được ban hành ngày 11/6/2018,
UBND TP Hà Nội đã chấp thuận cho 20 nhà đầu tư thực hiện 31 dự án cấp nước sạch
trên địa bàn thành phố với mục tiêu đến năm năm 2020, 100% người dân khu vực đô
thị và nông thôn đều được tiếp cận sử dụng nước sạch cùng tiêu chuẩn.
Đây được coi là giải pháp quan trọng nhằm hiện thực hóa mục tiêu 100% người dân
Hà Nội được tiếp cận, sử dụng nguồn nước sạch, an toàn.
Với việc đưa vào vận hành những dự án nước sạch, nỗi lo ô nhiễm nước sinh hoạt sẽ không còn đối với người dân Thủ đô
Là một trong các dự án đang được triển khai xây dựng,
Dự án Nhà máy nước mặt Sông Đuống được đầu tư xây dựng theo quy hoạch cấp nước
Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Dự án được phê duyệt đầu tư
theo quyết định số 499/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/3/2013 và quyết định
chủ trương đầu tư số 2869/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội ngày
3/6/2016. Dự án hiện đang trong giai đoạn gấp rút hoàn thành thi công
xây dựng các hạng mục nhà máy nước và tuyến ống truyền dẫn; dự kiến sẽ tiến
hành chạy thử; xúc xả từ tháng 9/2018 và phát nước thương mại chính thức vào Lễ
kỷ niệm 64 năm ngày Giải phóng Thủ đô - 10/10/2018.
Khi đưa vào vận hành, nhà
máy có khả năng cung cấp nước sinh hoạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ăn uống cho người dân tại các quận, huyện: Gia Lâm, Long Biên, Sóc Sơn,
Đông Anh, Hoàng Mai, Thanh Trì và khu vực Hưng Yên. Qua đó, góp phần giải
quyết bài toán nước sạch của Thủ đô hiện nay.
Có thể thấy rằng, việc tập
trung đầu tư cho các dự án nước sạch đang cho thấy quyết tâm chính trị rất cao
của thành phố Hà Nội trong việc nâng cao chất lượng sống của người dân. Hy vọng
rằng, trong tương lai, Hà Nội sẽ có nhiều nhà máy nước sạch hơn nữa để người
dân Thủ đô không còn phải buồn phiền vì chất lượng nước sinh hoạt./.
13 nhận xét
Write nhận xétNước sạch ở Hà Nội cũng đang là một vấn đề lớn, nếu như chúng ta có thể có phương hướng khắc phục thì sẽ tốt biết bao.
ReplyBài toán nước sạch để chúng ta có thể giải quyết được thì chúng ta sẽ tạo ra niềm tin với dân chúng.
ReplyNước sạch, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội.... đang ngày một nhiều, chúng ta sẽ khắc phục được những vấn đề trên.
ReplyDù sao với công nghệ phát triển như hiện nay thì chỉ cần nhà nước ta quan tâm thì mọi vấn đề được giải quyết, đặc biệt là xung quanh Hà Nội rất có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nhà máy cung cấp nước sạch
ReplyViệc sử dụng nước ô nhiễm chất lượng thấp trong một thời gian dài, sẽ gây những tác động bất lợi đến môi trường và sức khỏe của người dân sống tại các khu vực
ReplyKhông chỉ riêng Hà Nội mà ở nhiều tỉnh thành trên cả nước đang nang giải vấn đề về nước sạch, đó là vì với mục đích cung cấp nước sạch cho người dân thì cần có sự vào cuộc đặc biệt hơn từ phía cơ quan chức năng.
Replychủ trương đưa nước sạch đến với người dân là đúng đắn và là việc bắt buộc phải thực hiện vì mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô.
ReplyVới quy mô dân số phát triển như thế này thì nhu cầu về nước sạch cũng theo đó tăng lên, vì thế đây sẽ là vấn đề trong thời gian tới cơ quan chức năng ở tỉnh Hà Nội phải quan tâm sát sao.
ReplyViệc tập trung đầu tư cho các dự án nước sạch đang cho thấy quyết tâm chính trị rất cao của thành phố Hà Nội trong việc nâng cao chất lượng sống của người dân. Hi vọng rằng trong thời gian tới mô hình này được nhân rộng hơn nữa để tât cả người dân trên địa bàn thủ đô được dùng nước sạch.
ReplyTrước thực trạng nguồn nước mặt và nước ngầm ngày càng bị ô nhiễm và cạn kiệt, nếu không có các chính sách về việc bảo vệ và sử dụng nước hợp lý, thì trong tương lai, nước sạch sẽ trở thành nguồn tài nguyên cực khan hiếm. Ngay cả hiện tại , có tới khoảng 20- 40% người dân sử dụng nước không đảm bảo vậy nên việc ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống là không thể tránh khỏi.
ReplyTrước thực trạng nguồn nước mặt và nước ngầm ngày càng bị ô nhiễm và cạn kiệt, nếu không có các chính sách về việc bảo vệ và sử dụng nước hợp lý, thì trong tương lai, nước sạch sẽ trở thành nguồn tài nguyên cực khan hiếm. Ngay cả hiện tại , có tới khoảng 20- 40% người dân sử dụng nước không đảm bảo vậy nên việc ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống là không thể tránh khỏi.
Replycó nước sạch dùng hay không là một tiêu chí hàng đầu để đánh giá một quốc gia,nước dùng dường như là thứ cốt yếu của cuộc sống này. vì vậy mà Hà Nội tập trung vào xây dựng , giải bài toán nước sạch cho người dân là hoàn toàn hợp lý, nó thể hiện con mắt nhìn chiến lược của các cấp lãnh đạo thành phố
Reply» Bình luận mang tính xây dựng và đóng góp. Vui lòng phân biệt rõ ràng giữa "góp ý", "phản biện" và "xuyên tạc".
» Không sử dụng các từ ngữ kích động, tuyên truyền, gây thù hằn, phân biệt vùng miền, tôn giáo, giới tính...gây tổn hại đến khối Đại đoàn kết dân tộc.
» Không sử dụng các từ ngữ , hình ảnh xuyên tạc, bôi xấu Đất nước, chế độ, Quốc huy , Quốc kỳ, Quốc ca... của nhà nước CHXHCN Việt Nam.
» Không sử dụng các từ ngữ , hình ảnh xuyên tạc, bôi xấu Đảng, Nhà nước, lãnh tụ, lãnh đạo. Nếu có ý kiến phản biện vui lòng đưa ra dẫn chứng cụ thể với nguồn đáng tin cậy.
» Không sử dụng các tên người dùng vi phạm các điều trên. Các tên người dùng mang tính chất chia rẽ đoàn kết dân tộc (Bắc Kỳ, Nam Kỳ...),một trong những tên trong cuộc đời hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh hoặc các tên xuyên tạc về chủ tịch Hồ Chí Minh, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiện tại đều bị xóa bỏ mà không cần báo trước.
» Nếu thấy dấu hiệu vi phạm, bạn đọc vui lòng báo cho chúng tôi biết bằng form báo cáo phía bên phải blog.
Thân ái ! EmoticonEmoticon