Hoa sữa
Nằm
trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050
và Quy hoạch Giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm
2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường
sắt đô thị số 2 đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo được UBND Thành phố Hà Nội
giao cho Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội làm chủ đầu tư trực tiếp thực hiện
dự án với mục tiêu là phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng đô thị theo hướng hiện
đại hóa nhằm nâng cao năng lực vận tải hành khách công cộng, đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô; đồng thời giải quyết tình trạng ùn tắc
giao thông, đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông, cải thiện tình trạng
ô nhiễm môi trường do phương tiện giao thông gây ra cho khu vực trung tâm Hà
Nội.
Năm
2008, Liên danh tư vấn TEDIS và Viện quy hoạch xây dựng Hà Nội đã lập báo cáo
nghiên cứu khả thi cho Dự án trên cơ sở kế thừa các kết quả các nghiên cứu hỗ
trợ của JICA. Tháng 11/2008 UBND Thành phố Hà Nội đã phê duyệt báo cáo nghiên
cứu khả thi, là cơ sở để Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản ký hiệp định vay vốn
cho dự án này.
Lộ
trình tuyến đường sắt bắt đầu từ Khu đô thị Nam Thăng Long - Nguyễn Văn Huyên
kéo dài - Hoàng Quốc Việt - Hoàng Hoa Thám - Thụy Khê - Phan Đình Phùng - Hàng
Giấy - Hàng Đường - Hàng Ngang - Hàng Đào - Đinh Tiên Hoàng - Hàng Bài - điểm
cuối trên phố Huế (ngã tư giao với đường Nguyễn Du) dài 11,5 km với 3 ga trên
cao, 7 ga ngầm. Tổng mức đầu tư của dự án được duyệt là 19.555 tỷ đồng Việt Nam.
Đến
nay tất cả các nhà ga trên tuyến đều đã được phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng,
chỉ còn Ga C9 là chưa được phê duyệt, điều này ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ
phê duyệt chung của cả dự án.
Về
ga C9, tác giả xin được cung cấp đến quý độc giả một số thông tin sau:
Theo Quy hoạch tổng thể, ga ngầm C9, tuyến
Đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, được đề xuất đặt
tại vị trí Km9 + 864,645, trong khu vực khuôn viên công viên bờ hồ Hoàn
Kiếm.Thân ga chính được bố trí ngầm dưới phố Đinh Tiên Hoàng, phần dưới vườn
hoa bờ hồ Hoàn Kiếm có kích thước dài 150m, rộng 21,4m, sâu 17,45m và có 3
tầng (tầng trung chuyển, tầng thiết bị và tầng ke ga).
Khoảng cách ngắn nhất từ thân ga C9 tới Hồ
Gươm là khoảng 10m; tới tượng đài tưởng niệm Cảm tử quân khoảng 81m; tới đền Bà
Kiệu khoảng 83m; tới Tháp Bút khoảng 36m; tới vườn hoa tượng đài Lý Thái
Tổ khoảng 120m.
Ga có 4 cửa lên xuống. Cửa số 1 được bố trí
cùng cụm công trình phụ trợ trong khuôn viên tổng công ty Điện lực Hà Nội; cửa
số 2 có một phần nằm trên vỉa hè đường Trần Nguyên Hãn và một phần đất của tổng
công ty Điện lực miền Bắc; cửa số 3 nằm trong khu vực vườn hoa Hồ Gươm (khu vực
nhà vệ sinh đối diện Tổng công ty Điện lực Hà Nội) và cửa số 4 sau khu vực đền
Bà Kiệu.
Ga
C9 đã được nghiên cứu kỹ lưỡng với mục đích đẩy mạnh quá trình chỉnh trang đô
thị, cải tạo các tuyến phố cho người đi bộ, bổ sung phương thức vận tải công
cộng hiện, đại thân thiện môi trường, giảm mật độ giao thông mặt đất bằng
phương tiện cá nhân mà vẫn đảm bảo vệ bảo tồn khu Phố cổ và quần thể di tích Hồ
Hoàn Kiếm. Việc này cho phép hành khách tiếp cận quần thể khu Phố cổ và hồ Hoàn
Kiếm dễ dàng mà không gây tổn hại đến khu vực này. Vị trí Ga C9 đề xuất là nơi
rộng nhất trong khu vực có đủ không gian bố trí ra và các công trình phụ trợ,
ít ảnh hưởng nhất đến quần thể di tích trong quá trình thi công; phù hợp với
xây dựng ga theo phương pháp đào lấp, thi công từ trên xuống mà không ảnh hưởng
đến các công trình di tích, cơ sở hạ tầng trên mặt đất.
Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã 4 lần có ý kiến góp ý về hướng
tuyến và vị trí ga và các năm 2010, 2015, 2016, 2017. UBND thành phố Hà Nội đều
tiếp thu, chỉ đạo Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội nghiêm túc nghiên cứu và
báo cáo kết quả với Bộ VHTT&DL bằng văn bản.
Đặc
biệt năm 2017, sau khi Bộ VHTT&DL yêu cầu UBND Thành phố Hà Nội nghiên cứu
xây dựng hướng tuyến tàu điện bên dưới lòng đường Đinh Tiên Hoàng để hạn chế
ảnh hưởng đến Tháp Bút và cảnh quan hồ Hoàn Kiếm. Đơn vị tư vấn đã nghiên cứu
tiếp 10 phương án tại khu vực này, song phần lớn các phương án khó khả thi do
chạm móng cọc nhiều nhà cao tầng; nếu dịch xa Tháp Bút thì tuyến hầm lấn sâu
vào Nhà hát múa rối Thăng Long và đền Bà Kiệu, gây khó khăn thi công hầm. Do đó
UBND thành phố Hà Nội kiến nghị giữ nguyên phương án tuyến và vị trí ga C9 như
ban đầu.
Quá
trình nghiên cứu bổ sung đã được thực hiện chi tiết, thận trọng, cân nhắc tiếp
thu tất cả các ý kiến góp ý của các nhà sử học, các chuyên gia, các bộ ngành… Các
công tác khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn, tính toán chống thấm nước, đánh
giá tác động môi trường, xã hội, không gian văn hóa… tuân thủ các yêu cầu và thẩm
định khắt khe của nhà tài trợ JICA và quy định của Nhà nước, được thực hiện bởi
các cơ quan có nhiều kinh nghiệm và năng lực chuyên môn. Tháng 3 năm 2018, Ban
Quản lý đường sắt đô thị đã tổ chức lấy ý kiến nhân dân về quy hoạch Ga C9; đặc
biệt tập trung lấy ý kiến, giải trình với các nhà sử học, các nhà khoa học như
Phó Chủ tịch hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội, Kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm,
Giáo sư sử học Lê Văn Lan, GS.TS Lê Văn Thông Phó chủ tịch hội KTS Việt Nam, GS
sử học Phan Huy Lê, ĐBQH Dương Trung Quốc, Chủ tịch hội di sản văn hóa Thăng
Long Hà Nội Lưu Minh Trị….Kết quả đã nhận được đồng thuận cao với 90% người dân
tham gia góp ý tán thành.
Nhận thức được tầm quan trọng của vị trí ga
ngầm C9 tại hồ Hoàn Kiếm đối với không gian, cảnh quan, giá trị lịch sử văn hóa
khu vực, quá trình lập quy hoạch hướng tuyến, vị trí nhà ga, lập quy hoạch tổng
mặt bằng và thiết kế ga ngầm C9 đã được UBND Thành phố Hà Nội chỉ đạo các đơn vị
liên quan nghiên cứu hết sức thận trọng, kỹ lưỡng, đảm bảo tuân thủ pháp luật về
xây dựng, bảo tồn văn hiến Thủ đô, bảo đảm hài hòa giữ phát triển đô thị, kinh
tế, xã hội và bảo tồn, phát huy di sản văn hóa.
Có thể thấy thiết kế, quy hoạch chi tiết tổng mặt bằng ga ngầm C9 và tuyến
hầm có phần nằm trong khu vực bảo vệ II nhưng hoàn toàn nằm ngoài và không xâm
phạm khu vực bảo vệ I là vùng có các yếu tố cấu thành di tích lịch sử và danh
lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn, tuân thủ chặt chẽ các quy định của
pháp luật về di sản văn hóa, bảo toàn văn Hiến thủ đô.
Thiết kế và phương pháp thi công ga ngầm và tuyến hầm là công nghệ tiên
tiến nhất hiện nay, được tính toán kỹ lưỡng, đầy đủ để giảm thiểu tối đa, kiểm
soát chặt chẽ các tác động tiêu cực đến cảnh quan, môi trường và các công trình
di tích trong quá trình thi công, khai thác, đảm bảo giữ gìn nguyên vẹn an toàn
các công trình di tích lịch sử.
Việc xây dựng ga ngầm C9 và tuyến hầm tại khu vực không phải là phá hỏng
cảnh quan môi trường khu di tích, không phải là đánh đổi Hồ Gươm lấy phát triển
hệ thống giao thông công cộng. Việc thiết kế ga ngầm với các cửa lên xuống có
vị trí, kích thước và hình dạng phù hợp sẽ hỗ trợ người dân, du khách thuận
tiện trong việc tiếp cận khu du lịch. Đây là một sự chuyển đổi theo hướng phát
triển hình thức giao thông công cộng văn minh, hiện đại hơn góp phần giảm ách
tắc, tai nạn giao thông, cải thiện môi trường cảnh quan và góp phần khai thác
và phát huy giá trị di tích lịch sử danh lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm.
Cuối cùng, thông qua những gì đã được viết ở
trên, tác giả muốn nhân dân cả nước nói chúng và nhân dân Thủ đô nói riêng hiểu
được ý nghĩa, vai trò của Ga C9 đối với sự phát triển của hệ thống giao thông
đô thị. Đặc biệt, chúng ta sẽ cảm thấy yên tâm khi vấn đề này nhận được sự quan
tâm chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền với quan điểm phát triển kinh tế xã
hội nhưng phải bảo tồn được các giá trị văn hóa truyền thống, mà cụ thể ở đây
là xây dựng hệ thống giao thông nhưng không làm ảnh hưởng đến các di tích lịch
sử, danh lam thắng cảnh. Bên cạnh đó, việc lắng nghe, tiếp thu ý kiến của nhân
dân đã thể hiện sự dân chủ, cụ thể hóa khẩu hiệu “Dân biết, dân bàn, dân làm,
dân kiểm tra” trong quá trình triển khai Dự án nói chung và Ga C9 nói riêng.
Chúng ta đều biết, trường
hợp tiến độ Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 2 tiếp tục bị đầy
lùi, chi phí dự án tiếp tục tăng lên do các yếu tố trượt giá, nhân công thay
đổi sẽ gây ra những tác động xấu đến người dân, nhà tài trợ, khiến họ có nhiều
hoài nghi về tính khả thi, lo sợ dự án treo hoặc lấy đất để thực hiện mục đích
khác. Còn đối với xã hội, dự án chậm phát huy lợi ích của giao thông công cộng
trong khi giao thông đô thị khu vực Hà Nội nói chung và khu vực trung tâm của
thủ đô ngày một quá tải.
Như Bác Hồ đã nói: “Dễ trăm lần không dân
cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Tác giả rất mong quý độc giả luôn ủng
hộ các chủ trương phát triển kinh tế xã hội nói chung, phát triển giao thông đô
thị, cơ sở hạ tầng nói riêng của các cấp chính quyền Thành phố bằng việc tìm hiểu
để có nhận thức đúng, đóng góp ý kiến để hoàn thiện chủ trương. Có như vậy,
không chỉ có Ga C9 mà còn nhiều dự án khác sẽ được hoàn thành đúng thời hạn,
góp phần vào việc phục vụ cuộc sống của nhân dân Thủ đô ngày một văn minh, hiện
đại hơn./.
» Bình luận mang tính xây dựng và đóng góp. Vui lòng phân biệt rõ ràng giữa "góp ý", "phản biện" và "xuyên tạc".
» Không sử dụng các từ ngữ kích động, tuyên truyền, gây thù hằn, phân biệt vùng miền, tôn giáo, giới tính...gây tổn hại đến khối Đại đoàn kết dân tộc.
» Không sử dụng các từ ngữ , hình ảnh xuyên tạc, bôi xấu Đất nước, chế độ, Quốc huy , Quốc kỳ, Quốc ca... của nhà nước CHXHCN Việt Nam.
» Không sử dụng các từ ngữ , hình ảnh xuyên tạc, bôi xấu Đảng, Nhà nước, lãnh tụ, lãnh đạo. Nếu có ý kiến phản biện vui lòng đưa ra dẫn chứng cụ thể với nguồn đáng tin cậy.
» Không sử dụng các tên người dùng vi phạm các điều trên. Các tên người dùng mang tính chất chia rẽ đoàn kết dân tộc (Bắc Kỳ, Nam Kỳ...),một trong những tên trong cuộc đời hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh hoặc các tên xuyên tạc về chủ tịch Hồ Chí Minh, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiện tại đều bị xóa bỏ mà không cần báo trước.
» Nếu thấy dấu hiệu vi phạm, bạn đọc vui lòng báo cho chúng tôi biết bằng form báo cáo phía bên phải blog.
Thân ái ! EmoticonEmoticon