Hoa
sữa
Sáng 20/11 Quốc hội tổ chức bế mạc kỳ họp. Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV đã biểu quyết thông
qua Luật Công an nhân dân (sửa đổi), Luật Phòng, chống tham nhũng
(sửa đổi) và 37 Luật liên quan đến quy hoạch.
Về Luật Công an nhân dân (sửa đổi)
Trình bày Báo cáo tóm tắt giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự
thảo Luật Công an nhân dân (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh
của Quốc hội Võ Trọng Việt cho biết những nội dung chính:
Luật Công an nhân dân (sửa đổi) gồm có 7 Chương, 46 Điều.
Việc chính quy Công an xã, thị trấn nhằm
mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ. Mặt khác, thực hiện
quy định tại khoản 4 Điều 16 của Luật CAND hiện hành, Bộ Công an đã điều động
sĩ quan, hạ sĩ quan về đảm nhiệm các chức danh Công an xã và được đánh giá hiệu
quả, không phát sinh bất cập trong thực hiện. Do đó, UBTVQH đề nghị Quốc hội
cho giữ như quy định của dự thảo Luật.
Kết quả
biểu quyết thông qua Luật Công an nhân dân (sửa đổi)
Về cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ của
sĩ quan CAND, tiếp thu chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, ý kiến ĐBQH và để phù hợp
với chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức, bộ máy trong CAND theo hướng tinh gọn,
hoạt động hiệu lực, hiệu quả, UBTVQH đã chỉ đạo rà soát quy định số lượng vị
trí từng cấp tướng; nguyên tắc, tiêu chí xác định vị trí có cấp bậc hàm cấp
tướng.
Đối với quy định hạn tuổi phục vụ của hạ sĩ
quan, sĩ quan CAND, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ
Trọng Việt cho biết, CAND và Quân đội nhân dân là hai ngành lao động có
tính chất đặc thù, tuy nhiên, tính chất đặc thù có sự khác nhau.
Về ý kiến đề nghị làm rõ quy định thời gian
kéo dài có giữ chức vụ quản lý, UBTVQH thấy rằng, dự thảo Luật quy định về
trường hợp và nguyên tắc được kéo dài hạn tuổi phục vụ, các nội dung cụ thể về
kéo dài hạn tuổi phục vụ được quy định bằng văn bản dưới luật để bảo đảm sự
thống nhất và linh hoạt trong từng thời điểm. Trên thực tế, theo quy định hiện
hành, các trường hợp này không được giữ chức vụ quản lý. Do đó, UBTVQH đề nghị
Quốc hội cho giữ như quy định của dự thảo Luật.
Về Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi):
Những nội dung chính trong Luật này được thông qua:
Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập (Điều 30): Tiếp thu đa số ý
kiến ĐBQH, Điều 30 của dự thảo Luật quy định: Giao cho Thanh tra Chính phủ kiểm
soát tài sản, thu nhập của người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở
lên công tác tại Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa
phương và doanh nghiệp Nhà nước; Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
Thanh tra tỉnh kiểm soát tài sản, thu nhập của những người kê khai còn lại công
tác tại Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương
và doanh nghiệp Nhà nước; các cơ quan khác và tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị - xã hội kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác
tại cơ quan, tổ chức mình.
Đoàn
ĐBQH Hà Nội chuẩn bị bấm nút thông qua Luật
Về người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập (Điều 34): việc
mở rộng đối tượng có nghĩa vụ kê khai đến tất cả cán bộ, công chức nhằm mục
đích chủ yếu là tạo cơ sở dữ liệu để so sánh, đối chiếu khi họ được bổ nhiệm
vào chức vụ cao hơn hoặc khi tài sản, thu nhập có biến động trong năm từ 300 triệu
đồng trở lên…, những đối tượng này không phải kê khai hàng năm. Tuy dự thảo
Luật quy định mở rộng đối tượng có nghĩa vụ kê khai lần đầu nhưng đã thu hẹp
diện đối tượng phải kê khai thường xuyên, kê khai hàng năm là phù hợp với năng
lực của Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập và bảo đảm tính khả thi. Do đó, đề
nghị Quốc hội cho giữ như quy định của dự thảo Luật.
Về xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm giải trình
không hợp lý về nguồn gốc, theo đó, nếu cơ quan có thẩm quyền chứng minh được
tài sản do tham nhũng mà có thì tiến hành thu hồi hoặc tịch thu theo quy định
của pháp luật tương ứng; nếu chứng minh được có dấu hiệu trốn thuế thì xử lý
theo quy định của pháp luật về thuế. Đồng thời, Điều 31 của dự thảo Luật đã bổ
sung quy định về chuyển vụ việc có dấu hiệu vi phạm được phát hiện trong quá
trình kiểm soát tài sản, thu nhập đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết để tăng
cường việc xử lý đối với loại tài sản, thu nhập này.
Về các nội dung khác của dự thảo luật như:
Về những quy định chung; về phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn
vị; về phát hiện tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; về phòng, chống
tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước,... đều được rà soát, tiếp thu để hoàn
thiện. Ngoài ra, UBTVQH đã chỉ đạo Cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan trình dự
án và các cơ quan, tổ chức hữu quan nghiêm túc tiếp thu nhiều ý kiến khác của
các vị ĐBQH, hoàn thiện về mặt kỹ thuật soạn thảo văn bản của dự thảo Luật.
Sau khi nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu,
chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), Quốc hội tiến hành
biểu quyết thông qua dự thảo Luật với 452 đại biểu tán thành, chiếm 93,20% tổng
số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết.
Kết quả
biểu quyết Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi)
Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) được
thông qua tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV gồm gồm 10 chương, 96 điều. Luật
Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) quy định quy định về phòng ngừa, phát hiện
tham nhũng; xử lý tham nhũng và hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống
tham nhũng. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2019.
Về các Luật liên quan đến Quy hoạch
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận định, do đây là vấn đề mới và còn
nhiều ý kiến khác nhau, để bảo đảm thận trọng, khách quan, Ủy ban Thường vụ
Quốc hội đã chỉ đạo Tổng Thư ký Quốc hội gửi Phiếu xin ý kiến các vị đại biểu
Quốc hội về nội dung nêu trên. Kết quả có 217/469 phiếu (46,26%) đồng ý phương
án 1 (Quy hoạch xây dựng tỉnh được lập là quy hoạch có tính chất kỹ thuật,
chuyên ngành để cụ thể hóa Quy hoạch tỉnh); 251/469 phiếu (53,51%) đồng ý
phương án 2 (Quy hoạch xây dựng tỉnh được tích hợp trong Quy hoạch tỉnh để bảo
đảm sự đồng bộ, tránh chồng chéo, trùng lặp).
Theo Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh, sau khi xem xét toàn diện và trên
cơ sở kết quả lấy phiếu xin ý kiến nêu trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin tiếp
thu và chỉnh lý khoản 2 Điều 28 dự thảo Luật (sửa đổi Điều 13 Luật Xây dựng)
theo hướng không tiếp tục lập Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh (Quy hoạch xây dựng
tỉnh) mà tích hợp nội dung này vào Quy hoạch tỉnh để bảo đảm không trái với các
nguyên tắc xây dựng Luật và tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống quy hoạch.
Các loại quy hoạch khác còn lại trong quy hoạch xây dựng (thuộc phụ lục 2 của
Luật Quy hoạch) như quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng
huyện, quy hoạch xây dựng khu chức năng, quy hoạch đô thị và quy hoạch nông
thôn tiếp tục được lập theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về
quy hoạch đô thị để cụ thể hóa quy hoạch tỉnh. Với nội dung của Quy hoạch tỉnh
được quy định tại Điều 27 của Luật Quy hoạch bảo đảm đủ căn cứ để quản lý nhà
nước về đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh.
Về ý kiến đề nghị làm rõ thứ bậc của quy hoạch đô thị, quy hoạch
nông thôn được quy định tại nội dung sửa đổi Điều 13 Luật Xây dựng vì không phù
hợp với thứ bậc của 2 loại quy hoạch này trong hệ thống quy hoạch quốc gia đã
được Luật Quy hoạch quy định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ rõ: Khoản 4 Điều 6
Luật Quy hoạch quy định quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn phải phù hợp với
quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh. Các quy hoạch đô thị,
quy hoạch nông thôn sẽ cụ thể hóa phương án phát triển hệ thống đô thị, nông
thôn trong quy hoạch tỉnh.
Bên cạnh đó, theo quy định của Luật Quy hoạch thì Quy hoạch tỉnh
cũng được lập ở thành phố trực thuộc Trung ương. Do vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc
hội xin bổ sung quy định tại khoản 3 Điều 29 dự thảo Luật (sửa đổi, bổ sung
điểm a khoản 1 Điều 18 Luật Quy hoạch đô thị) như sau: “a) Quy hoạch chung được
lập cho thành phố trực thuộc trung ương, thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn
và đô thị mới. Quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương cụ thể hóa quy
hoạch tỉnh được lập ở thành phố trực thuộc trung ương về tổ chức không gian, hệ
thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở cho
thành phố trực thuộc Trung ương”.
Quốc hội là cơ quan lập pháp, dựa trên những đóng góp của cử tri
của nước pháp luật được hoàn thiện, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội. Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là tôn trọng, bảo vệ các quyền của công dân
theo quy định của pháp luật. Vì thế mỗi công dân sống và làm việc theo Hiến
pháp và pháp luật để đất nước ngày càng phát triển./.