Nam
Việt
Mới
đây, công ty cổ phần cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE), đơn vị phối hợp lắp
đặt công nghệ nano Nhật Bản dưới sông Tô Lịch đã công bố kết quả xử lý bùn của
máy sục khí sau nhiều ngày thử nghiệm. Bước đầu cho thấy, "bảo bối" của
Nhật Bản đang cho những kết quả hết sức khả quan. Theo đó, tính từ thời điểm đặt
máy (16/5) đến ngày 08/7, độ dày của bùn giảm mạnh. Tại điểm B1 (vị trí cách cầu
Hoàng Quốc Việt 50m), độ dày bùn giảm từ 91,3cm giảm xuống chỉ còn 13cm. Tại điểm
C (vị trí cách cầu Hoàng Quốc Việt 110m), độ dày bùn giảm từ 96,7cm xuống chỉ
còn 19cm.
Ngày
17/6, JVE tiếp tục thí điểm khả năng xử lý bùn của công nghệ Nano. Một đoạn bùn
nổi vệ bờ sông Tô Lịch rộng khoảng 70m2 được quây lại bằng rào sắt
và đặt thêm tấm vật liệu thiên nhiên, bơm nước đã qua xử lý qua máy sục khí chảy
vào. Kết quả sau theo JVE công bố, sau hơn 2 tuần thực hiện thí điểm, độ dày của
bùn trong khu quây rào sắt giảm mạnh. Tại vị trí TL-VT4, bên trong khu vực xử
lý bùn, độ dày bùn giảm từ 73cm xuống còn 35 cm (giảm 38cm, tương đương
52,05%).
Với
những kết quả khả quan đã ghi nhận, công nghệ Nano Nhật Bản do JVE tiến hành được
mong chờ sẽ là giải pháp hiệu quả để biến Tô Lịch trở thành con sông sạch. Tuy
nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu này, Hà Nội cần thiết phải có giải pháp hiệu
quả để phân tách dòng nước thải sinh hoạt ra khỏi sông Tô Lịch.
Ảnh:
Máy sục công nghệ Nano Bioreactor của Nhật Bản đang hoạt động tại sông Tô Lịch (nguồn tienphong.vn)
Mới là kết quả thử nghiệm mô hình
Nghiên cứu mô hình vận hành công nghệ nano của Nhật Bản
cho thấy một số vấn đề sau: Quy mô vận hành mô hình mới dừng lại ở mức độ thử
nghiệm bởi diện tích lòng sông Tô Lịch áp dụng công nghệ này chỉ dừng ở mức 70m2.
Bên cạnh đó, với việc được quây lại bằng rào sắt và tấm vật liệu thiên nhiên,
khu vực xử lý bùn trở nên tương đối biệt lập với môi trường thực tế hiện nay của
sông Tô Lịch.
Do
đó, có thể thấy rằng, kết quả xử lý bùn lòng sông Tô Lịch được ghi nhận vừa qua
thực chất là kết quả xử lý trong những điều kiện tiêu chuẩn của công nghệ Nano.
Nó chưa phản ánh đầy đủ kết quả thực tế khi áp dụng "đại trà" đối với
sông Tô Lịch. Nói theo cách khác, công nghệ Nano chỉ có thể phát huy tối đa hiệu
quả khi được vận hành trong một môi trường "tĩnh". Môi trường
"tĩnh" ở đây được hiểu là môi trường có sự ổn định về tính chất trong
một khoảng thời gian tương đối dài.
Chưa giải quyết được căn nguyên vấn đề
Nguyên
nhân gây ra tình trạng ô nhiễm tại sông Tô Lịch đã được chỉ rõ từ lâu. Về bản
chất, sông Tô Lịch là một con sông chết khi không hề có nguồn nước nội sinh, việc
cấp nước cho sông Tô Lịch được thực hiện bằng việc bổ cập từ nước mưa, nước
sông Hồng và "nước thải sinh hoạt". Theo ước tính, mỗi ngày sông Tô Lịch
hứng chịu khoảng 150.000m3 nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý. Đây
là nguyên nhân khiến dòng sông không ngừng bốc lên mùi hôi thối.
Quay
trở lại câu chuyện về việc áp dụng công nghệ nano để làm sạch sông Tô Lịch, có
thể thấy rằng, giải pháp mà các chuyên gia Nhật Bản đưa ra mới chỉ giải quyết
được vấn đề ở phần ngọn, còn căn nguyên vấn đề về việc phân tách nguồn nước thải
sinh hoạt đang ngày ngày được xả trực tiếp ra sông Tô Lịch vẫn là câu hỏi chưa
có lời giải trong suốt thời gian qua.
Cần phải làm gì?
Công
thức làm sạch sông Tô Lịch: Một là đưa nước sông Hồng vào để lọc thải. Hai là,
đưa những chất hút mùi để xử lý lớp bùn bị ô nhiễm đang tích tụ dưới lòng sông.
Ghi
nhận từ thực tế, chỉ sau 2 ngày 09 -10/7 xả nước Hồ Tây vào sông Tô Lịch, dòng
sông Tô Lịch lại trở lại với rác thải, xác sinh vật lềnh bềnh trên mặt sông.
Mùi hôi thối bốc lên rất khó chịu. Nguyên nhân được cho là do gần 300 cống thải
sinh hoạt của các hộ dân không qua xử lý được xả thẳng ra môi trường.
Với
hiện trạng ô nhiễm này, để giải quyết được căn nguyên vấn đề cần xem xét đến
phương án ngăn dòng chảy nước thải sinh hoạt đổ trực tiếp ra sông Tô Lịch, thiết
lập hệ thống đường dẫn thải kín, dẫn tất cả các đường nước thải sinh hoạt hiện
có tập trung thành một hệ thống kín, không xả trực tiếp ra sông Tô Lịch mà tập
trung lại tại khu vực xử lý chất thải. Sản phẩm của quá trình là loại nước đã
qua xử lý, đáp ứng được các yêu cầu về đảm bảo môi trường mới được đưa trở lại
nguồn nước sông Tô Lịch.
Ảnh:
Phối cảnh Dự án nhà máy xử lý nước thải Yên Xá (xã Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì)
Trong
phiên chất vấn của Hội đồng nhân dân TP Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch
UBND TP Hà Nội cho biết: Hà Nội đang xây dựng dự án nhà máy xử lý nước thải Yên
Xá (xã Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì) với tổng vốn đầu tư 800 triệu USD và hệ thống
thu gom, cống bao, hệ thống cống đấu nối (dọc hai bờ sông Tô Lịch, sông Lừ) và
một phần sông Nhuệ với tổng chiều dài cống các loại khoảng 52 km.
Như
vậy, đây mới là bước đi đúng đắn và là điều kiện cần để có thể giải quyết dứt
điểm nguồn gốc ô nhiễm của các dòng sông nội khu trong thành phố Hà Nội nói
chung và sông Tô Lịch nói riêng. Qua đó, giúp làm "sống lại" các con
sông như mong ước của bao người dân Thủ đô.
25 nhận xét
Viết nhận xétnhưng theo như một phỏng viến thì người đại diên của phía công ty Nhật cũng đã tự tin khẳng địng rằng nếu hệ thống đi vào vận hành thì có thể xử lý được lượng nước sinh hoạt thải ra từ những cống này
TRẢ LỜIbây giờ hệ thống thoát nước của thành phố không thể đáp ứng được nên nước thỉa mới phải sả thẳng ra sông tô lịch và những kênh mương trên toàn thành phố vậy nên việc chặn các cống này, tách ra khỏi sông thì khó có thể thực hiện được khi mà lượng nước thải khổng lồ này không một nhà máy nào đủ khả năng sử lý
TRẢ LỜIChẳng biết là mọi tính toán và kế hoạch có khả thi với một thành phố đông đúc và tập trung dân cư nên lượng nước thải cũng lớn nên cũng khó để làm triệt để và trả lại sự trong sạch cho dòng sông nhưng dù sao cũng mong muốn rằng có thể cố gắng nhất trong khả năng có thể. Và nhân dân ta cũng phải mỗi người tự ý thức một chút
TRẢ LỜILà một con sông chảy qua giữa thành phố Hà Nội nhưng sông Tô Lịch lại mang trên mình với một hình tượng là một con sông chết , nước thải , nước sinh hoạt làm cho lòng sông đen sì và đầy mùi hôi thối ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị , gây phản cảm đối với du khách thập phương ghé thăm thủ đô vì vậy chính quyền Hà Nội nên đẩy mạnh các phương án làm hồi sinh lại con sông để đem lại môi trường xanh -sạch- đẹp cho thành phố .
TRẢ LỜIHi vọng dự án nhà máy xử lý nước thải Yên Xá (xã Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì) sẽ nhanh đưa vào sử dụng và sẽ đem lại hiệu quả trong việc làm sống lại sông Tô Lịch giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm các con sông trên Hà Nội đáp ứng nguyện vọng và nhu cầu của nhân dân , mang lại một Hà Nội trong lành và sạch sẽ cho mọi người .
TRẢ LỜIĐiều quan trọng nhất để làm sống lại con sông Tô Lịch theo tôi quan trọng nhất vẫn là xuất phát từ ý thức của những người dân sống quanh khu vực này và những người thường xuyên xả rác , xả chất thải xuống lòng sông . Để ngăn chặn được và đem lại làn nước xanh cho sông Tô Lịch phải xuất phát từ cội nguồn sinh ra sự ô nhiễm vì vậy cần tuyên truyền nâng cao ý thức cho mọi người hiểu được để hạn chế nguồn ô nhiễm đồng thời kết hợp với các biện pháp xử lý như vậy hi vọng mới có hiệu quả .
TRẢ LỜIViệc xây dựng nhà máy xử lí nước sạch ở Yên Xá với vốn đầu tư lên tới 800 triệu đô không phải là con số nhỏ, nhưng vì cuộc sống của nhân dân thủ đô, vì bộ mặt đô thị thì thành phố hà nội sẽ quyết tâm làm điều này để giải quyết căn bản vấn đề ô nhiễm ở sông Tô Lịch.
TRẢ LỜIHi vọng sự đầu tư vào nhà máy xử lí nước sạch ở Yên Xá không làm chúng ta thất vọng, nguồn nước sạch, môi trường không bị ô nhiễm bởi mùi hôi thối bấy lâu nay mà sông Tô Lịch mang lại sẽ quay trở lại. Với vốn đầu tư lớn như vậy, mong rằng con sông Tô Lịch sẽ có dòng chảy xanh ngát xanh, giã từ sự hôi thối và hi vọng khi đó ý thức con người cũng sẽ được nâng cao hơn, hãy bảo vệ môi trường bởi sự sống của bạn phụ thuộc vào nó
TRẢ LỜInhưng theo như một phóng viên thì người đại diện của phía công ty Nhật cũng đã tự tin khẳng định rằng nếu hệ thống đi vào vận hành thì có thể xử lý được lượng nước sinh hoạt thải ra từ những cống này!!!
TRẢ LỜIbây giờ hệ thống thoát nước của thành phố không thể đáp ứng được nên nước thải mới phải xả thẳng ra sông tô lịch và những kênh mương trên toàn thành phố vậy nên việc chặn các cống này, tách ra khỏi sông thì khó có thể thực hiện được khi mà lượng nước thải khổng lồ này không một nhà máy nào đủ khả năng xử lý!!!
TRẢ LỜIChẳng biết là mọi tính toán và kế hoạch có khả thi với một thành phố đông đúc và tập trung dân cư nên lượng nước thải cũng lớn nên cũng khó để làm triệt để và trả lại sự trong sạch cho dòng sông nhưng dù sao cũng mong muốn rằng có thể cố gắng nhất trong khả năng có thể. Và nhân dân ta cũng phải mỗi người tự ý thức một chút!!!
TRẢ LỜILà một con sông chảy qua giữa thành phố Hà Nội nhưng sông Tô Lịch lại mang trên mình với một hình tượng là một con sông chết , nước thải , nước sinh hoạt làm cho lòng sông đen sì và đầy mùi hôi thối ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị , gây phản cảm đối với du khách thập phương ghé thăm thủ đô vì vậy chính quyền Hà Nội nên đẩy mạnh các phương án làm hồi sinh lại con sông để đem lại môi trường xanh -sạch- đẹp cho thành phố!!!
TRẢ LỜIHi vọng dự án nhà máy xử lý nước thải Yên Xá (xã Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì) sẽ nhanh đưa vào sử dụng và sẽ đem lại hiệu quả trong việc làm sống lại sông Tô Lịch giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm các con sông trên Hà Nội đáp ứng nguyện vọng và nhu cầu của nhân dân , mang lại một Hà Nội trong lành và sạch sẽ cho mọi người!!!
TRẢ LỜICách giải quyết tốt nhất chỉ có thể là xử lý nước thải từ các cống xả thẳng xuống sông Tô Lịch, làm cống riêng để xử lý thành nước sạch rồi mới chảy ra sông. Chứ giải pháp NANO của công ty Nhật Bản kia chỉ là tạm thời, muốn bền vững thì giải pháp xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường mới đạt hiệu quả cao và không gây ô nhiễm môi trường,
TRẢ LỜIVề việc áp dụng công nghệ nano để làm sạch sông Tô Lịch, có thể thấy rằng, giải pháp mà các chuyên gia Nhật Bản đưa ra mới chỉ giải quyết được vấn đề ở phần ngọn, còn căn nguyên vấn đề về việc phân tách nguồn nước thải sinh hoạt đang ngày ngày được xả trực tiếp ra sông Tô Lịch vẫn là câu hỏi chưa có lời giải trong suốt thời gian qua, muốn giải quyết tận gốc rễ thì chỉ có thể là xử lý chính từ nguồn nước thải trực tiếp từ các cống nước ở sông mà thôi.
TRẢ LỜIVề giải quyết vấn đề ô nhiễm muôn thuở của các con sông tại Hà Nội vẫn là xử lý nguồn nước thải phát sinh từ các hộ dân. Làm đường ống riêng và gom vào xử lý một chỗ mới thải ra khỏi môi trường. Và Hà Nội cũng đang cho xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho thấy quyết tâm làm sống lại những con sông chết của Thủ đô.
TRẢ LỜIcông nghệ nano Nhật Bản đây chỉ là giải pháp giải quyết bề nổi của vấn đề. quan trọng là việc giải quyết gốc cội của vấn đề này. đó là nước thải sinh hoạt đổ trực tiếp ra sông Tô Lịch. thì mới có thể giúp "sống lại" các con sông như mong ước của bao người dân Thủ đô.
TRẢ LỜIVới hiện trạng ô nhiễm này, để giải quyết được căn nguyên vấn đề cần xem xét đến phương án ngăn dòng chảy nước thải sinh hoạt đổ trực tiếp ra sông Tô Lịch, thiết lập hệ thống đường dẫn thải kín, dẫn tất cả các đường nước thải sinh hoạt hiện có tập trung thành một hệ thống kín. chứ công nghệ này không thể giải quyết cội nguồn của nguyên nhân vấn đề.
TRẢ LỜIVới hiện trạng ô nhiễm này, để giải quyết được căn nguyên vấn đề cần xem xét đến phương án ngăn dòng chảy nước thải sinh hoạt đổ trực tiếp ra sông Tô Lịch, thiết lập hệ thống đường dẫn thải kín, dẫn tất cả các đường nước thải sinh hoạt hiện có tập trung thành một hệ thống kín, không xả trực tiếp ra sông Tô Lịch mà tập trung lại tại khu vực xử lý chất thải
TRẢ LỜIVới những kết quả khả quan đã ghi nhận, công nghệ Nano Nhật Bản do JVE tiến hành được mong chờ sẽ là giải pháp hiệu quả để biến Tô Lịch trở thành con sông sạch. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu này, Hà Nội cần thiết phải có giải pháp hiệu quả để phân tách dòng nước thải sinh hoạt ra khỏi sông Tô Lịch.
TRẢ LỜITheo ước tính, mỗi ngày sông Tô Lịch hứng chịu khoảng 150.000m3 nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý. Đây là nguyên nhân khiến dòng sông không ngừng bốc lên mùi hôi thối. điều quan trọng để giải quyết gốc rể của vấn đề là giải quyết được nguyên nhân này.
TRẢ LỜIChúng ta cũng thấy rồi đấy bây giờ các hệ thống thoát nước của thành phố Hà Nội không thể đáp ứng được nên là nước thải mới phải xả thẳng ra sông Tô Lịch và những kênh mương trên này toàn thành phố vậy nên việc ô nhiễm là phải thôi.
TRẢ LỜIChúng ta cũng thấy rằng là điều quan trọng nhất ở đây để làm sống lại con sông Tô Lịch này thì theo tôi nghĩ quan trọng nhất vẫn là xuất phát từ chính ý thức của những người dân mà sống quanh khu vực này và hơn nữa là những người thường xuyên xả rác và xả chất thải xuống lòng sông này mà.
TRẢ LỜIVới vốn đầu tư lớn như vậy thì rất mong rằng con sông Tô Lịch này nó sẽ có dòng chảy xanh ngát xanh và giã từ sự hôi thối của nó và rất hi vọng khi đó ý thức con người chúng ta cũng sẽ được nâng cao hơn. Hãy bảo vệ chính môi trường bởi sự sống của mọi người phải phụ thuộc vào nó đó.
TRẢ LỜIMong sông tô lịch được làm sạch một cách triệt để.
TRẢ LỜIhttp://ksvadl.com/khach-san-ha-tinh
http://ksvadl.com/cua-lo
» Bình luận mang tính xây dựng và đóng góp. Vui lòng phân biệt rõ ràng giữa "góp ý", "phản biện" và "xuyên tạc".
» Không sử dụng các từ ngữ kích động, tuyên truyền, gây thù hằn, phân biệt vùng miền, tôn giáo, giới tính...gây tổn hại đến khối Đại đoàn kết dân tộc.
» Không sử dụng các từ ngữ , hình ảnh xuyên tạc, bôi xấu Đất nước, chế độ, Quốc huy , Quốc kỳ, Quốc ca... của nhà nước CHXHCN Việt Nam.
» Không sử dụng các từ ngữ , hình ảnh xuyên tạc, bôi xấu Đảng, Nhà nước, lãnh tụ, lãnh đạo. Nếu có ý kiến phản biện vui lòng đưa ra dẫn chứng cụ thể với nguồn đáng tin cậy.
» Không sử dụng các tên người dùng vi phạm các điều trên. Các tên người dùng mang tính chất chia rẽ đoàn kết dân tộc (Bắc Kỳ, Nam Kỳ...),một trong những tên trong cuộc đời hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh hoặc các tên xuyên tạc về chủ tịch Hồ Chí Minh, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiện tại đều bị xóa bỏ mà không cần báo trước.
» Nếu thấy dấu hiệu vi phạm, bạn đọc vui lòng báo cho chúng tôi biết bằng form báo cáo phía bên phải blog.
Thân ái ! Conversion Conversion Emoticon Emoticon