Nam Việt
Ngày 27/9, người dân huyện Lộc Hà, tỉnh Hà
Tĩnh bất ngờ phát hiện số lượng lớn cá chết dọc bờ biển kéo dài huyện này. ông Phan Văn Nhàn, Phó chủ tịch UBND huyện Lộc Hà (Hà
Tĩnh) xác nhận thông tin trên: "Số lượng cá chết ước lượng khoảng 2
tấn, kéo dài 4 km từ điểm giáp ranh giữa xã chúng tôi với xã Thạch Bằng (huyện
Lộc Hà) đến thôn Yên Định, xã Thịnh Lộc".
Đến rạng sáng ngày 28/9,
nguyên nhân của hiện tượng cá chết bất thường cơ bản đã được xác định. Theo đó,
sáng 28/9, Đồn Biên phòng Cửa Sót, Bộ đội
biên phòng Hà Tĩnh đã phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan chức năng
tiến hành trục vớt một phần đáy của lưới dã cào bị đứt nổi trên biển thuộc địa
phận xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Qua kiểm tra phần đáy lưới có
chiều dài khoảng 7m, chu vi khoảng 4-5m2, bên trong vẫn còn khoảng 1 tạ cá các
loại. Đặc biệt, cá trong phần đáy lưới được trục vớt đồng loại với các loại cá
được ngư dân địa phương phát hiện chết trôi dạt vào bờ biển trước đó (chủ yếu
cá trích và cá nóc).
Ảnh: Cá chết tại bờ biển huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh
Như vậy, có thể bước đầu
loại trừ nguyên nhân cá chết do môi trường bị ô nhiễm, bởi nếu đây là nguyên
nhân thì sẽ không chỉ cá ở khu vực huyện Lộc Hà bị ảnh hưởng. Một giả thuyết được
đưa ra được người dân địa phương đồng tình xác nhận. Đó là sử dụng xung điện để
gây sốc, gây chết cá, sau đó dùng lưới giã cào để thu vớt hàng loạt. Đối với
dân giã cào, đây là biện pháp nhanh, gọn, lẹ mà thu được nhiều thành phẩm nhất.
Nhưng với góc độ duy trì sự ổn định của môi trường biển, đây là hành vi hủy hoại
nghiêm trọng môi trường sinh sống của các loại cá.
Có thể kể đến một số hậu quả khôn lường từ việc
đánh bắt thủy sản bằng xung điện như sau:
Thứ nhất, đánh bắt cá bằng xung điện là hành
vi khai thác tận diệt. Điểm khác biệt giữa đánh cá bằng lưới và đánh cá bằng
điện nằm ở chỗ nếu cá bị đánh lưới, những con cá lớn mắc lưới nhưng cá nhỏ sẽ
thoát qua mắt lưới và tiếp tục sinh trưởng, sinh sản. Đánh bằng bằng điện thì
cá lớn cá nhỏ đều bị bắt giết, kể cả con non của những loài cá lớn. Khi đàn cá
chỉ giảm đi về số lượng mà không có sự bổ sung, thay thế thì việc không còn cá
để đánh bắt chỉ là vấn đề thời gian.
Thứ hai, sử dụng xung
điện để đánh cá khiến môi trường bị ảnh hưởng vì ảnh hưởng đến cân bằng sinh
thái. Như đã trình bày ở trên, việc khai thác tận thu sẽ gây ra mất cân bằng về
loài cá trong một khu vực, theo đó là sự mất cân bằng sinh thái. Tốc độ mất cân
bằng nhanh hay không phụ thuộc rất lớn vào số lượng tàu cá áp dụng phương pháp
đánh bắt này.
Một hậu quả khác là sự nguy hiểm cho người
thực hiện do thiếu biện pháp an toàn điện. Nhiều cá nhân khi sử dụng xung điện
để bắt cá, do bất cẩn, chủ quan đã bị điện giật gây tử vong, hình thức đánh bắt
này rất nguy hiểm tới tính mạng của con người khi sơ suất bị điện giật, không
chỉ người trực tiếp sử dụng xung điện, mà nhiều người trên tàu có sử dụng xung
điện cũng bị ảnh hưởng liên đới.
Như
vậy, có thể thấy rằng sử dụng xung điện bắt cá, ngoài việc tận diệt nguồn thủy
sinh, người dân còn phải đối mặt với nguy cơ chết người. Mặc dù đã bị nghiêm cấm,
nhưng thực trạng người dân sử dụng công cụ này vẫn diễn ra tràn lan ở nhiều địa
phương. Thiết nghĩ,
Các cơ quan chức năng địa phương cần quyết liệt
hơn nữa trong việc kiểm tra, xử phạt các điểm bán dụng cụ kích điện, tăng cường
tuần tra, truy quét những nơi các đối tượng thường xuyên sử dụng xung điện để
đánh bắt cá; đồng thời tích cực tuyên truyền, phân tích nguy hiểm, tác hại của
việc dùng xung điện trái phép; cần phải xử phạt thật nghiêm các đối tượng vi phạm,
tịch thu tiêu hủy tang vật, không dung túng cho hành vi trái phép này./.