Nam Việt
COVID-19 là bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới
của virus corona được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc,
Trung Quốc vào tháng 12/2019. Cùng với SAR-CoV, MERS-CoV, COVID-19 là những
chủng coronavirus nguy hiểm, chúng có khả năng lây lan từ người sang người. Khi
xâm nhập vào cơ thể người sẽ gây ra hội chứng viêm đường hô hấp cấp, dẫn đến
suy hô hấp, thậm chí tử vong. Đến nay, dịch bệnh viêm đường hô hấp
cấp do chủng mới của virus corona đã lan rộng tại nhiều thành phố của Trung
Quốc; 29 quốc gia/ vùng lãnh thổ trên toàn cầu ghi nhận trường hợp mắc. Số
liệu thống kê theo dõi tính đến 22h30 ngày 28/2/2020 từ
bộ y tế cho thấy, thế giới ghi nhận 83.875 người mắc, 2.869 người tử vong vì
COVID-19
Ảnh:
Số liệu thống kê về tình hình dịch bệnh COVID-19 tính đến 22h30, ngày
28/02/2020 (nguồn: Bộ Y tế)
Người chung tay chống dịch
Mặc dù dịch bệnh COVID-19 đang có diễn biến hết
sức phức tạp với việc nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ đã công bố tình trạng khẩn
cấp, triển khai các biện pháp phòng dịch. Nhưng có thể khẳng định, Việt Nam đã làm rất tốt trong công tác phòng chống dịch
bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid – 19 gây ra, nhất là trong bối cảnh chúng
ta lại có chung biên giới với Trung Quốc, nằm ngay sát trung tâm vùng dịch.
Theo đó, tính đến ngày 29/02/2020, Việt Nam ghi nhận 16 trường hợp dương tính với
virus Corona (đã điều trị khỏi 16 trường hợp), không có trường hợp tử vong.
Việt Nam cũng là một trong những quốc gia sớm
công bố chữa khỏi corona, đồng thời sẵn sàng chia sẻ phác đồ điều trị cho các
quốc gia khác đang phải đối mặt với sự đe dọa đến từ chủng mới của virus
corona. Bên cạnh đó, trong khi các quốc gia khác còn tỏ ra e dè, thận trọng, Chính
phủ Việt Nam công bố sẵn sàng đón công dân Việt Nam đang sinh sống, làm việc tại
các quốc gia đã công bố dịch Corona, kể cả công dân đó đến từ những địa bàn
đang có diễn biến phức tạp như Vũ Hán (Trung Quốc) và hiện nay là Daegu (Hàn Quốc).
Để làm được điều đó, cả hệ thống chính trị
cùng đại đa số người dân đang sinh sống, làm việc trên lãnh thổ Việt Nam đã và
đang chủ động, tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh với
tinh thần "chống dịch như chống giặc". Chúng
ta đã thực hiện rất tố nguyên tắc trong phòng chống dịch “phát hiện sớm,
cách ly và khoanh vùng”. Với nguyên tắc đó, chúng ta đã triển khai các biện
pháp ngăn ngừa dịch bệnh mạnh hơn, sớm hơn so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế
thế giới (WHO) và các nước… nhằm ngăn ngừa dịch bệnh lây lan ngay từ đầu. Nhờ
đó, đến thời điểm hiện tại, kết quả phòng, chống dịch chúng ta đạt được là khả
quan.
Kẻ thờ ơ, coi thường
Ở một diễn biến khác có liên quan, trong khi
đại đa số quần chúng nhân dân rất hưởng ứng với cách làm việc chủ động, khẩn
trương, quyết liệt và tinh thần trách nhiệm rất cao, một số cá nhân lại tỏ ra
thờ ơ thậm chí coi thường tính quan trọng, cấp thiết của công tác phòng chống dịch
corona.
Thái độ thờ ơ đến từ việc một số cá nhân đã
đăng tải, đưa thông tin một cách tràn lan, vô tội vạ, không cần biết đúng, sai
về tình hình dịch bệnh Corona tại Việt Nam. Nguyên nhân của hành động này là bởi
sự thiếu ý thức tìm hiểu những thông tin liên quan về dịch corona. Trong khi Bộ
Y tế đã công khai trang thông tin điện tử chính thức về tình hình, diễn biến của
dịch corona tại Việt Nam, kèm theo đó là hàng chục tin nhắn về những chỉ dẫn y
tế giúp tự phòng, tránh dịch được đều đặn gửi tới các thuê bao điện thoại.
Nhưng dường như điều đó là chưa đủ khi trong những ngày qua, cơ quan chức năng
vẫn phải xử lý hàng chục trường hợp vi phạm về việc đăng tải thông tin sai sự
thật về corona, gây hoang mang dư luận trong quần chúng nhân dân.
Thái độ coi thường có thể có thể được kể đến từ
việc một người phụ nữ bỗng dưng "biến mất" khỏi khu cách ly y tế tại
Lạng Sơn. Lý giải cho hành động kỳ lạ này, người phụ nữ cho biết do nhớ chồng và lo việc bán hàng ở khu vực chợ Pò Chài (Quảng
Tây, Trung Quốc), tiếp giáp với cửa khẩu Tân Thanh, Lạng
Sơn nên đã tìm cách trốn khỏi nơi cách ly tập trung. Một trường hợp khác là một người phụ nữ có thời
gian lưu trú tại Daegu Hàn Quốc (vùng cảnh
báo có khả năng lây nhiễm virus corona) nhưng đã tìm cách "lách" khai
báo thông tin nhập cảnh để không bị cách ly theo dõi. Nhưng đáng trách hơn, chị
ta còn livetream, chia sẻ về "kinh nghiệm" này để mọi người cùng hưởng
ứng, thực hiện.
Câu hỏi về ý thức cộng đồng
Để thỏa mãn "tự do" của bản thân,
những hành động trốn khỏi khu vực cách ly, từ chối, lẩn tránh cách ly y tế sẽ
làm gia tăng nguy cơ bùng phát corona, mặc cho các cơ quan chức năng và người
dân đang làm rất tốt khâu kiểm soát dịch tễ tại Việt Nam. Từ đó, câu hỏi về ý
thức cộng đồng đang được nhắc đến rất nhiều.
Nếu từng công dân ý thức được việc nhà nước
đang làm để cùng chung tay, giúp sức thì mới đủ khả năng kiểm soát, đẩy lùi dịch
bệnh. Chúng ta nên nhớ rằng, để làm tốt khâu kiểm soát, Việt Nam gần như tạm dừng các hoạt động giao thương qua biên
giới Trung Quốc. Hành động này một mặt giúp kiểm soát tối đa khả năng lây lan dịch
bệnh do người đến từ vùng dịch của Trung Quốc đến sinh sống, làm việc tại Việt
Nam. Tuy nhiên, nó gây ra một tác động tiêu cực khác đến nền kinh tế khi một loạt
các chiến dịch giải cứu nông sản lại được phát động do nông sản không thể tiếp
cận với thị trường lớn nhất đó là Trung Quốc. Chúng ta biết điều đó, nhưng vẫn
phải làm để có thể ngăn chặn được dịch bệnh. Có như vậy, Việt Nam mới nhanh
chóng mở cửa biên giới để tiếp tục giao thương với Trung Quốc và các quốc gia
khác. Đó là chấp nhận thiệt hại trước mắt nhưng được lợi về lâu dài.
Nếu ý thức cộng đồng
không được duy trì, thử đặt ra một câu hỏi, không chống được dịch, Việt Nam từ
thế chủ động chống dịch chuyển sang bị động, người dân Việt Nam bị từ chối nhập
cảnh vì lý do đến từ vùng dịch thì không chỉ thiệt hại về sức khỏe mà viễn cảnh
thiệt hại kinh tế cũng sẽ xảy ra nhanh chóng và nặng nề hơn gấp nhiều lần.