Nam Việt
Năm 2003, dịch bệnh SARS đe dọa tính mạng
của hàng triệu người dân trên toàn thế giới. Thời đó, SARS luôn là cụm từ được
tìm kiếm nhiều nhất trên Google và các công cụ tìm kiếm khác. Bởi đây là một
trong những dịch bệnh nguy hiểm nhất thế giới với tốc độ lây lan, tác động tiêu
cực đến sức khỏe con người luôn ở mức cao. Do đó, với những quốc gia, ưu tiên đầu
tiên là phải nhanh chóng kiểm soát được nguy cơ và tốc độ lây lan của dịch bệnh
trong cộng đồng. Đây là bài toán không đơn giản đối với mỗi quốc gia và đặc thù
công tác chuyên môn về y tế tại quốc gia đó. Với Việt Nam, chúng ta tự hào khi
là quốc gia đầu tiên công bố kiểm sát được dịch SARS, đồng thời sẵn sàng chia sẻ
phác đồ điều trị đơn giản nhất có thể cho các quốc gia có nhu cầu.
Năm 2020, sau 17 năm, bài toán về chống
dịch lại được đặt ra khi COVID - 19 đang lây lan với tốc độ nhanh, tính phức tạp
rất cao. Với SARS, Việt Nam có thể tự tin về những kinh nghiệm chống dịch trong
quá khứ. Nhưng với SARS-CoV2, Việt Nam cũng đang cho thấy, đây là một trong những
quốc gia đang kiểm soát tốt dịch bệnh tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các
khu vực khác trên cả nước. Đó là sự so sánh giữa thực tại và quá khứ chống dịch
của Việt Nam, còn về phương pháp chống dịch,Việt Nam đang cho thấy sự khác biệt
cả về hình thức triển khai cũng như hiệu quả tính cho đến thời điểm bài viết được
công bố.
Chống
dịch kiểu Việt Nam
Trước hết, về nhận thức, Việt Nam đã
xác định từ rất sớm COVID là dịch bệnh rất nguy hiểm và nó sẽ mang lại rất nhiều
tác động tiêu cực đối với xã hội. Do đó, Việt Nam đã luôn xác định mức độ trách
nhiệm rất cao của các cơ quan hữu trách. Không phải ngẫu nhiên khi các cơ quan
quản lý về y tế lại đưa ra nhận định mang tính chất rất "nghiêm túc"
như vậy. Việc có đường biên giới dài với Trung Quốc - Quốc gia được coi là nguồn
gốc phát sinh dịch bệnh COVID-19 cũng là một phần nguyên nhân khiến các nhà chức
trách Việt Nam phải huy động tổng hợp các nguồn lực tham gia chống dịch.
Về phương pháp chống dịch, chúng ta
đã thực hiện rất tố nguyên tắc trong phòng chống dịch “phát hiện sớm, cách ly
và khoanh vùng”. Với nguyên tắc đó, chúng ta đã triển khai các biện pháp ngăn
ngừa dịch bệnh mạnh hơn, sớm hơn so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới
(WHO) và các nước… nhằm ngăn ngừa dịch bệnh lây lan ngay từ đầu. Nhờ đó, đến thời
điểm hiện tại, kết quả phòng, chống dịch chúng ta đạt được là khả quan.
Chống
dịch kiểu Anh
Nước Anh là một trong những quốc gia
có vị thế chính trị và khả năng chống dịch tốt nhất Châu Âu nói riêng và toàn
thế giới nói chung. Do đó, đứng trước bài toán chống dịch COVID-19, sẽ là nực
cười khi nói Anh không đủ khả năng kiểm soát dịch bệnh này. Tuy nhiên, tính đến
thời điểm hiện nay, Thủ tướng Anh Boris Johnson cùng Bộ trưởng Y tế Matt Hancock đều đã dương tính với virus SARS-CoV2. So sánh với
cách phòng dịch của Việt Nam, có thể thấy rõ sự khác biệt không hề nhỏ:
Về nhận thức, theo như truyền thông Anh, quốc gia này coi trọng lý
thuyết về "miễn dịch cộng đồng". Theo đó, để có thể chống dịch hiệu
quả, cơ quan quản lý về y tế của Anh coi việc có từ 40-60% dân số Anh mắc
COVID-19 sẽ là điều kiện cần để cộng đồng tự sản sinh ra kháng thể chống lại loại
virus nguy hiểm này. Thực tế cho thấy, với nhận thức về dịch bệnh đã nêu, Anh
đang là một trong những quốc gia tại Châu Âu có tốc độ lây lan virus COVID-19 ở
mức rất cao và ngay cả những người đứng đầu quốc gia này cũng chính thức mắc bệnh.
Về phương pháp chống dịch, Anh dường như tỏ ra khá "thờ
ơ" với việc tổ chức rà soát, khai báo y tế. Do đó, gần như tại Anh hiện
nay không thể tổ chức cách ly y tế theo đúng nghĩa đen bởi điều này dường như
là quá muộn khi không thể xác định được đâu là nguồn lây để ngăn chặn.
Chốt lại, mặc dù thua kém hơn về điều kiện kinh tế cũng như cơ sở
vật chất về y tế, Việt Nam đã và đang tỏ ra vượt trội hơn Anh về hiệu quả phòng
chống dịch bệnh COVID-19. Điều đó trước hết xuất phát từ việc Việt Nam đã nhận
thức một cách nghiêm túc về tính nguy hiểm của SARS-CoV-2, sau đó là khả năng
kêu gọi sự tham gia, ủng hộ của đại bộ phận quần chúng nhân dân. Còn đối với
Anh thì ngược lại.