THẤY GÌ TỪ VIỆC RA MẮT CỔNG DỮ LIỆU QUỐC GIA
CHA CON TRỊNH BÁ KHIÊM DIỄN TIẾP VỞ TUỒNG “TUYỆT THỰC”
HÀ NỘI THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID - 19
Loa phường - Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 27/8, cả nước ghi nhận 1.034 trường hợp mắc Covid-19 (trong đó, có 381 trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài vào Việt Nam), 30 trường hợp tử vong (tại Đà Nẵng: 26 trường hợp, Quảng Nam: 03 và Quảng Trị: 01 trường hợp). Trong đó, từ 25/7 đến nay, cả nước đã thực hiện 517.138 /950.477 xét nghiệm RT-PCR từ đầu dịch với công suất xét nghiệm gấp 5-6 lần so với giai đoạn cao điểm tháng 3 và 4 vừa qua. Số lượng xét nghiệm trong khoảng 1 tháng qua hơn tổng số xét nghiệm trong 6 tháng của giai đoạn đầu. Toàn quốc có 71 đơn vị thực hiện xét nghiệm khẳng định Covid-19 (công suất trên 34.000 mẫu/ngày).
Thành phố Hà Nội lấy mẫu xét nghiệm người dân trở về từ Đà Nẵng
Hiện
nay, thành phố Hà Nội chưa phát hiện ca mắc mới ngoài cộng đồng, có 01 trường hợp
tái dương tính, 01 trường hợp công dân nhập cảnh vào Nhật Bản có kết quả dương
tính, 01 trường hợp hết cách ly tại Hải Dương trở về Hà Nội nhưng có kết quả lần
2 dương tính, 01 trường hợp nhập cảnh vào Hàn Quốc có kết quả dương tính có
liên quan đến Hà Nội. Đối với các trường hợp này, thành phố Hà Nội đã triển
khai ngay các biện pháp rà soát F1, F2 để tiến hành cách ly. Trong đó, các cơ
quan, ban ngành chức năng thành phố Hà Nội đã kiểm tra 68 bệnh viện, trong đó,
51 bệnh viện đạt tiêu chí an toàn, 14 bệnh viện an toàn mức thấp, 3 bệnh viện
không an toàn, đã cho dừng hoạt động để khắc phục; giao các quận, huyện, thị xã
triển khai kiểm tra tại 3.600 cơ sở khám, chữa bệnh ngoài công lập để đảm bảo tất
cả các cơ sở này phải thực hiện phương án an toàn; thực hiện cách ly tập trung
tại các cơ sở do quân đội quản lý rất chặt chẽ và hiệu quả, không để xảy ra
tình trạng lây chéo, lây ra cộng đồng; thực hiện cách ly với các chuyên gia,
các nhà quản lý và lao động nước ngoài tại khách sạn; tổ chức xét nghiệm có trọng
tâm, trọng điểm, cụ thể đối với F1 xét nghiệm âm tính thì các trường hợp F2 được
giải phóng không phải xét nghiệm. Các trường hợp ho, sốt, khó thở, không rõ
nguyên nhân được xét nghiệm, hiện đã xét nghiệm được 1.200 trường hợp này.
Có thể
thấy rằng, thời gian qua, lãnh đạo thành phố hà Nội đã ban hành nhiều chủ
trương đúng đắn và thực hiện có hiệu quả như đeo khẩu trang nơi đông người, vấn
đề truy vết, xét nghiệm, cách ly, điều tra xử lý nghiêm khắc các tổ chức, cá
nhân liên quan đến các trường hợp nhập cảnh trái phép. Do đó, về cơ bản thành
phố Hà Nội đã kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh. Tuy nhiên, nguy cơ xuất hiện dịch
bệnh trong cộng đồng là thường trực. Trong đó, với khoảng 60% các trường hợp bệnh
là không có triệu chứng, nên vẫn có khả năng dịch bệnh lây lan rộng trong cộng
đồng khi vẫn còn tình trạng chủ quan, lơ là ở các cơ quan, công sở, xí nghiệp,
người dân đối với chấp hành quy định phòng, chống dịch như: không đeo khẩu
trang khi ra ngoài, tập trung đông người, không đảm bảo khoảng cách khi tiếp
xúc… Ngoài ra, trong thời gian tới, với thời tiết mùa đông xuân là điều kiện
thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp nên nguy cơ mắc các bệnh sẽ
tăng cao.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn hiện nay, các cơ quan, ban ngành chức năng trên địa bàn thành phố rất khó để áp dụng các biện pháp chống dịch ở mức cao như giai đoạn trước. Trong khi đó, thách thức lớn nhất là tâm lý lơ là, chủ quan của người dân trong việc thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch. Do vậy, người dân thủ đô phải luôn chủ động, quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch trong trạng thái bình thường mới, chuẩn bị đầy đủ các kịch bản có thể xảy ra của dịch bệnh. Phải xác định các ca bệnh được phát hiện không phải của riêng địa phương nào để sẵn sàng ứng phó. Khi phát hiện trường hợp mắc bệnh cần triển khai nhanh, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống thì dịch bệnh sẽ nhanh chóng được khống chế, kiểm soát không để lây lan rộng ra cộng đồng. Đồng thời, lãnh đạo thành phố ban hành và hoàn thiện các chế tài xử lý các trường hợp vi phạm, có phương án cụ thể để phát triển sản xuất kinh doanh, trừ trường hợp phát hiện ổ dịch mới thực hiện giãn cách xã hội trong phạm vi cần thiết. Đây là nhân tố quan trọng quyết định thành công trong công tác phòng chống dịch Covid 19 trên địa bàn thành phố.
7 DÂN BIỂU MỸ LẠI MUỐN BẢO KÊ CHO TỘI PHẠM Ở VIỆT NAM
ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ PHIÊN TÒA XÉT XỬ SƠ THẨM ĐỐI VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG GÂY RA TỘI ÁC TẠI ĐỒNG TÂM
TRỊNH BÁ TƯ VÀ CHIÊU TRÒ “TUYỆT THỰC”
Loa phường - Vừa
qua, trên các trang mạng trong và ngoài nước đã đăng tải thông tin về việc nhà
hoạt động “dân chủ” Trịnh Bá Tư tuyệt thực khoảng 20 ngày ở trại giam tỉnh Hoà
Bình. Đây là chiêu trò quen thuộc của những đối tượng phản động lợi dụng quyền
tự do dân chủ để tuyên truyền chống phá chính quyền nhân dân nhằm đánh bóng tên
tuổi, phô trương thanh thế, kêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức phản động nước
ngoài. Bởi lẽ, nếu Trịnh Bá Tư mà tuyệt thực 20 ngày thật sự thì có lẽ hắn đã
không còn sống đến bây giờ.
Đài phản động RFA cổ súy cho hành vi sai trái của Trịnh Bá Tư
Chúng
ta đều biết rằng ngày 24/6/2020, Công an tỉnh Hòa Bình phối hợp với Công an TP
Hà Nội và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an đã phá chuyên án, khởi tố bị can, bắt tạm
giam, khám xét đối với: Cấn Thị Thêu (SN 1962) và Trịnh Bá Tư (SN 1989), cùng
trú tại xóm Đại Đồng, xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình về tội:
“Làm, tàng trữ, phát tán và tuyên truyền thông tin, tài liệu vật phẩm nhằm chống
nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo Điều 117 – Bộ luật hình sự năm 2015.
Trịnh
Bá Tư, sinh ngày 24/4/1989; quê quán: Kim Quan, Thạch Thất; hộ khẩu thường trú
phường Dương Nội, quận Hà Đông; chỗ ở hiện nay xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy, tỉnh
Hòa Bình; nghề nghiệp lao động tự do; trình độ văn hóa 12/12. Kết quả điều tra
ban đầu xác định Trịnh Bá Tư có hoạt động soạn thảo, đăng tải, phát tán các
video clip, bài viết có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong quần chúng nhân
dân nhằm mục đích chống Nhà nước. Hành vi của bị can đã phạm vào tội “Làm, tàng
trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự năm
2015. Quá trình tống đạt các quyết định, thi hành lệnh bắt, khám xét với các đối
tượng trên đảm bảo đúng quy định của luật Tố tụng hình sự. Các quyết định khởi
tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét của Cơ quan điều
tra đã được Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn.
Quá
trình bắt, khám xét đã thu được một số đồ vật, tài liệu là: Một số cuốn sách “Cẩm
nang nuôi tù”, “Phản kháng phi bạo lực”, “Đặt bàn tay lên Việt Nam”, “Chính trị
bình dân” các cuốn sách trên đều của Phạm Đoan Trang; một số tài liệu viết tay
có nội dung liên quan đến hoạt động tuyên truyền chống Nhà nước của các đối tượng,
hơn 10 đĩa CDC, DVD, USB, 03 điện thoại di động. Đáng chú ý, Trịnh Bá Tư là con của Cấn Thị Thêu. Các trang mạng
bên ngoài ngay lập tức “tung hô” với kịch bản quen thuộc: vu cáo chính quyền,
cơ quan tiến hành tố tụng “trấn áp nhà hoạt động dân chủ”, “bắt bớ bịt miệng”,
“bắt dân oan”… Trang BBC đưa bài “Gia đình nhà hoạt động Trịnh Bá Phương bị bắt”;
“Cha của Trịnh Bá Phương kể về việc con trai và vợ bị bắt”; VOA thì đánh tráo
“Bắt đối kháng, bao nhiêu thì đủ”… Ngoài ra, tổ chức khủng bố Việt Tân cho rằng,
những người bị bắt giữ đều là những “dân oan đấu tranh cho quyền sở hữu đất đai
chính đáng cho bản thân họ và cộng đồng dân cư mà họ sinh sống đã bị nhà cầm
quyền cưỡng đoạt từ nhiều năm qua”.
Có thể thấy rằng việc các trang mạng trong và
ngoài nước đã đăng tải thông tin về việc nhà hoạt động “dân chủ” Trịnh Bá Tư
tuyệt thực khoảng 20 ngày ở trại giam tỉnh Hoà Bình là hành động hết sức lố bịch.
Bởi lẽ, chính những đối tượng như Trịnh Bá Tư trong quá trình hoạt động chống
phá cũng thường được hậu thuẫn từ bên ngoài, các trang mạng thù địch tung hô,
biến họ thành những con rối, ngông cuồng, thách thức luật pháp. Do đó, mọi người
dân cần cảnh giác, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, tránh để các đối tượng
xấu lợi dụng tham gia vào các hoạt động gây rối an ninh, trật tự nhằm chống phá
chính quyền nhân dân.
SẮP XÉT XỬ 29 BỊ CAN TRONG VỤ ÁN Ở ĐỒNG TÂM
Thúy Kiều - Ngày 7/9 tới đây, 29 bị can trong vụ án
tấn công cảnh sát ở Đồng Tâm khiến ba chiến sĩ hy sinh sẽ hầu toà về
các tội Giết người và Chống người thi hành công vụ. Một bản án thich đáng sẽ được đưa ra
Vụ việc Đồng Tâm được mô tả như sau: khu đất ở cánh đồng
Sênh (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức) là đất quốc phòng đã được Thanh tra thành phố
Hà Nội làm rõ. Tuy nhiên, từ năm 2013, ông Lê Đình Kình cùng con trai là Lê
Đình Công lập ra “Tổ Đồng thuận”, lôi kéo người dân xã Đồng Tâm “đấu tranh giữ
đất”, mục đích để chia nhau.
Vào tháng 11/2019, khi biết tin Công an Hà Nội phối hợp Quân
chủng Phòng không – Không quân, Bộ Quốc phòng triển khai bảo vệ lực lượng thi
công xây dựng tường rào Sân bay Miếu Môn trên đất đồng Sênh, ông Kình cùng các
bị can mua 10 quả lựu đạn, làm 85 chai bom xăng, 10 tuýp sắt có gắn dao bầu và
liềm...
Họ còn quay video phát trực tiếp lên mạng xã hội, tuyên bố
sẽ tiêu diệt từ 300 đến 500 người nếu công an tiến vào Đồng Tâm. Khoảng 3h ngày
9/1, khi công an triển khai lực lượng ở Đồng Tâm, họ dùng Facebook phát trực
tiếp thông báo kêu gọi dân làng cùng chống đối. Nhiều bị can trèo lên mái nhà
ông Kình bắn pháo, ném “bom xăng”, dao phóng lợn về phía cảnh sát, đánh kẻng
báo động... Cảnh sát dùng loa kêu gọi nhóm này chấm dứt hành vi, song bất
thành.
Sau đó, lực lượng thi hành công vụ sau đó trấn áp, bắt giữ
các nghi phạm để đảm bảo tính mạng, tài sản của người dân. Tuy nhiên, khi ba
chiến sĩ di chuyển qua các cửa sổ thì bị chọc dao, gây bỏng khiến rơi xuống hố
sâu 4 mét giữa hai căn nhà, hy sinh.
Có thể thấy, hành vi của các đối tượng là hết sức man rợ và
đã có sự tính toán, chuẩn bị từ trước. Động cơ giết người, khủng bố
đã rõ khi các đối tượng chuẩn bị bom xăng, vũ khí nhằm mục đích chống người thi hành công
vụ. Nó khác xa với một Đồng Tâm vốn rất yên bình, cởi mở.
Xung quanh vụ án trên, các đối tượng chống đối, cơ hội chính
trị trong và ngoài nước liên tiếp đưa ra những thông tin sai sự thật, không có
căn cứ, xuyên tạc bản chất hòng bôi nhọ uy tín, hình ảnh của Đảng, Nhà nước và
lực lượng CAND; tạo cớ cho các thế lực thù địch bên ngoài can thiệp vào công
việc nội bộ của Việt Nam.
Bất chấp việc các bị can trong vụ án đã nhận tội, sau khi cơ
quan chức năng hoàn thành việc điều tra và đưa ra Bản kết luận điều tra đề nghị
truy tố theo quy định của pháp luật, nhiều cá nhân, tổ chức chống đối như Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Văn Đài… vẫn cố tình “đổi trắng thay đen”,
“thương vay khóc mướn” cho các đối tượng phạm tội. Thậm chí một số còn kêu oan,
đòi trả tự do cho số bị can nói trên.
Đồng thời, một số báo, đài nước ngoài có cái nhìn tiêu cực,
thường xuyên đăng tải những bài viết thiếu căn cứ, thiếu kiểm chứng về tình
hình Việt Nam như BBC, VOA, RFA, RFI v.v… tiếp tục “tát nước theo mưa”, đăng
tải nhiều bài viết, bình luận không đúng thực tế, kích động sự nghi kỵ gây mất
đoàn kết nội bộ của Việt Nam khiến cho tình hình thông tin trở nên nhiễu loạn.
Rất mong các cơ quan có thẩm quyền sẽ đưa ra bản án thích đáng cho các đối tượng, đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và đủ sức răn đe cho những kẻ vì lợi ích cá nhân mà coi thường pháp luật.
NHẬN DIỆN MỘT SỐ TỔ CHỨC CHỐNG CỘNG GIẢ DANH “XÃ HỘI DÂN SỰ” (BÀI 1)
KHỞI TỐ, BẮT TẠM GIAM HAI ĐỐI TƯỢNG CHỐNG PHÁ NHÀ NƯỚC
KHÔNG CÓ NẠN NHÂN BỊ BẠO HÀNH TÔN GIÁO, NIỀM TIN TẠI VIỆT NAM
XOAY QUANH VIỆC XÂY TƯỢNG ĐÀI CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TẠI PHÚ QUỐC
Thúy Kiều - Đồ án quy hoạch chi tiết Quảng trường trung
tâm và tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại huyện Phú Quốc, tỷ lệ 1/500, vừa được
tỉnh Kiên Giang công bố. Theo đó, trên tổng diện tích quy hoạch 8,29 ha tại sân
bay Phú Quốc cũ ở thị trấn Dương Đông, công trình được phân bổ như sau: khu vực
đặt tượng đài hơn 7.800 m2; sân quảng trường gần 27.000 m2; cây xanh vườn hoa,
cảnh quan trên 33.000 m2; khu điều hành đón tiếp, dịch vụ và phụ trợ hơn 7.600
m2; giao thông, hạ tầng kỹ thuật gần 7.800 m2. Dự án có tổng kinh phí đầu tư
353 tỷ đồng, trong đó vốn của Trung ương 200 tỷ, phần còn lại do địa phương
đóng góp; dự kiến được triển khai năm 2021.
Xoay quanh việc xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh nói trên, bên cạnh những ý kiến đồng tình và thể hiện rõ niềm tự hào thì một số “nhà dân chủ” lại cho rằng đây là hoạt động “Áp đặt tư tưởng để củng cố chế độ”, “Tệ sùng bái cá nhân”,…
Điến hình như gần đây trên trang BBC Tiếng
Việt có bài “Giới phê bình nói gì về việc VN tiếp tục xây tượng đài Hồ Chí
Minh?” khi dẫn lời của Nguyễn Quang A: “Việc xây dựng tượng đài giúp củng cố
chế độ, gieo vào đầu người dân khuôn khổ suy nghĩ trong giới hạn môi trường do
chính đảng Cộng sản tạo ra. Đây là sự áp đặt tư tưởng qua biểu tượng. Kể cả âm
nhạc, nghệ thuật cũng là một phần của hệ thống cai trị này”. Hay như phát biểu
của Trần Quốc Quân: “Thể chế Việt Nam cộng sản cũng có tệ sùng bái cá nhân,
sùng bái lãnh tụ. Việc dựng tượng đài ở Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn từ các nước
như Liên Xô, Trung Quốc, Triều Tiên và Đông Âu là điều không thể phủ nhận, và
chẳng hề xuất phát từ truyền thống văn hóa nào của dân tộc”.
Những phát biểu trên đang phủ nhận những công
lao to lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Nhà nước ta, nhân dân ta. Chắc hẳn
mỗi người chúng ta không thể nào quên giữa lúc dân tộc ta đứng trước cuộc khủng
hoảng về đường lối cứu nước thì ngày 5/6/1911, người thanh niên Nguyễn Tất
Thành (tức là Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh sau này) ra đi tìm đường cứu nước
theo phương hướng mới, với khát vọng cháy bỏng giành độc lập tự do cho nhân
dân, cho đất nước. Đối với cách mạng Việt Nam, nhân dân Việt Nam, công lao của
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vô cùng to lớn, như non cao, biển rộng.
Sau nhiều năm bôn ba tìm đường cứu nước, hoạt
động thực tiễn, nghiên cứu lý luận, đúc rút kinh nghiệm, Người đã rút ra kết
luận: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con
đường cách mạng vô sản; không có gì quý hơn độc lập tự do; độc lập dân tộc phải
gắn liền với chủ nghĩa xã hội; đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết - thành công,
thành công, đại thành công...
Thấu
hiểu và trân trọng nguyện vọng, tình cảm và lòng mong mỏi thiết tha của đảng bộ
và nhân dân huyện đảo Phú Quốc nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung, Chính
phủ đã thống nhất chủ trương cho huyện đảo Phú Quốc xây dựng tượng đài Chủ tịch
Hồ Chí Minh.
Việc xây dựng tượng đài chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện niềm kính yêu vô hạn đối với vị lãnh tụ cha già của dân tộc. Đây là một công trình văn hóa có ý nghĩa chính trị, lịch sử và nhân văn sâu sắc của nhân dân tỉnh Kiên Giang, đồng bào Nam bộ và cũng là niềm vui chung của tất cả chúng ta.
Vì vậy, việc xây dựng tượng đài chủ tịch Hồ Chí Minh là hết sức cần thiết, thể hiện lòng tôn kính đến vị lãnh tụ của dân tộc. Đây cũng là nơi mà chúng ta hướng đến, từ đó noi theo gương Bác, làm theo lời Bác, đi theo con đường Bác đã vạch ra, phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các nước trên thế giới. Đồng thời, việc xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là cơ sở để huyện đảo Phú Quốc tăng cường thu hút khách du lịch không chỉ trong nước mà cả bạn bè quốc tế.