Một cuộc bầu cử mất
nhiều thời gian để kiểm phiếu, một cuộc chiến pháp lý dai dẳng của đương kim
tổng thống và một sự chia rẽ sâu sắc, náo loạn và bạo lực trong ngày phán
quyết.
Dù đã trải qua những
cuộc bầu cử nhiều tranh cãi nhưng hiếm có cuộc đua nào "gay cấn" đến
khó tin như năm 2020.
Ngày 3.11.2020, cử tri
Mỹ đi bầu cử và phải hơn 4 ngày sau truyền thông nước này mới đưa ra dự đoán
người chiến thắng. Cả hai ứng viên đều ghi tên mình vào lịch sử khi ông Joe Biden giành
được số phiếu phổ thông kỷ lục hơn 80 triệu, còn đương kim Tổng thống Donald
Trump nhận được nhiều phiếu hơn bất kỳ vị tổng thống nào từ trước tới nay
(khoảng 74 triệu phiếu).
Cũng kể từ đó, một
cuộc chiến pháp lý tốn kém nhất lịch sử đã diễn ra. Phía ông Trump đâm đơn kiện
ở hàng loạt bang với nhiều cáo buộc gian lận bầu cử nhưng không giành được
chiến thắng nào đáng kể để thay đổi kết quả.
Ngày 14.12.2020, đại
cử tri ở 50 bang và Quận Columbia đi bỏ lá phiếu bầu tổng thống. Kết quả vẫn
không có gì thay đổi so với những gì đã được truyền thông công bố. Không có đại
cử tri "bất trung". Ông Biden được xác nhận giành 306 phiếu, ông Trump
có 232 phiếu.
Quá trình chuyển giao
quyền lực được khởi động. Đã có những trở ngại cho ông Biden, nhưng các cơ quan
chính phủ Mỹ vẫn thực hiện quá trình này.
Những tưởng mọi chuyện
êm xuôi, cuộc bầu cử coi như đã ngã ngũ thì lại trở nên phức tạp. Ngày
6.1.2021, lưỡng viện quốc hội Mỹ nhóm họp đếm phiếu đại cử tri để chính thức
tuyên bố chiến thắng của ông Biden. Cuộc họp lâu nay vốn chỉ mang tính hình
thức đã biến thành "ngày phán quyết", nhưng nó không chỉ là ngày phán
quyết mà đã trở thành minh chứng rõ nét về sự chia rẽ và náo loạn của kỳ bầu cử
lần này.
Ngay trước cuộc họp,
Tổng thống Trump kêu gọi người ủng hộ mình đến thủ đô Washington D.C để biểu
tình đòi chiến thắng cho ông. Chủ nhân Nhà Trắng cũng không ngần ngại gây sức
ép đối với phó tướng của mình là Phó tổng thống Mike Pence - người giữ cương vị
Chủ tịch Thượng viện và chủ trì cuộc họp "ngày phán quyết".
Ông Trump còn thúc
giục các nhà lập pháp đảng Cộng hòa thách thức kết quả bầu cử để ông Biden
không được công nhận chiến thắng. Nỗ lực "lật kèo" của ông Trump được
khoảng 140 nghị sĩ Cộng hòa ở hai viện và hàng trăm ngàn người ủng hộ. Do đó,
cuộc họp không kết thúc ở 20-25 phút như thường thấy mà phải chuyển qua giai
đoạn tranh luận đối với các thách thức kết quả.
Nhưng không dừng lại ở
đó, hỗn loạn đã xảy ra với nước Mỹ.
Người biểu tình ủng hộ
ông Trump xông vào tòa nhà quốc hội, gây náo loạn, chiếm ghế ngồi của Chủ tịch
Hạ viện. Đổ máu xảy ra, súng đã nổ, đã có người chết. Cảnh sát, FBI, Vệ binh
quốc gia được điều động. Hàng chục người bị bắt. Điện Capitol tê liệt, cuộc
tranh luận của quốc hội bị gián đoạn.
Cảnh tượng loạn đến
nỗi các chính khách cấp cao của nước Mỹ đều phải lên án. Sau khi được "réo
tên", Tổng thống Trump cũng đã kêu gọi người ủng hộ mình về nhà nhưng vẫn
không ngừng tuyên bố rằng mình bị cướp đi chiến thắng.
Ông Trump bị ông Biden
và hàng loạt chính trị gia Dân chủ chỉ trích, thậm chí đã có nghị sĩ chuẩn bị
sẵn sàng để đệ trình đề xuất luận tội nhằm phế truất ông Trump dù ông chỉ còn
tại vị hai tuần nữa.
Nước Mỹ sau ngày bầu
cử vốn đã chia rẽ nhưng đến ngày phán quyết này càng cho thấy sự chia rẽ sâu
sắc. Cần lưu ý rằng nước Mỹ còn đang phải chiến đấu với một kẻ thù khác
là Covid-19,
khi ca nhiễm và tử vong đang tăng cao chưa từng thấy.
Không rõ mọi chuyện sẽ
còn căng thẳng thế nào nhưng hiến pháp Mỹ đã quy định rõ ngày tổng thống mới
nhậm chức là 20.1. Dù vậy, cũng không ai dám chắc ngày nhậm chức của ông Biden
sẽ diễn ra yên ả.
25 nhận xét
Write nhận xétKhông rõ mọi chuyện sẽ còn căng thẳng thế nào nhưng hiến pháp Mỹ đã quy định rõ ngày tổng thống mới nhậm chức là 20.1. Dù vậy, cũng không ai dám chắc ngày nhậm chức của ông Biden sẽ diễn ra yên ả.Nói chung đây là kỳ bầu cử dài nhất và đẫm máu nhất lịch sử nước Mỹ.
ReplyLiệu đây có phải là giá trị tự do, dân chủ, nhân quyền mà Mỹ muốn các quốc gia khác - nơi mà Mỹ đã gieo rắc, áp đặt nhiều giá trị tự do ấy như một quy chuẩn chung mà cả thế giới cần phải tuân theo? Sự hỗn loạn và vô trật tự, nguy hiểm như thế này thể hiện sự chia rẽ trong nước Mỹ.
ReplyTổng thống Trump chỉ còn tại vị với quyền hạn của một vị Tổng thống khoảng 2 tuần nữa, nhưng đã kêu gọi người ủng hộ của mình tiến về Tòa nhà quốc hội để làm cản trở các hoạt động của các chính khách, khiến việc gián đoạn này trở thành sự kiện chưa có tiền lệ.
ReplyĐây là kết quả của việc quá dân chủ, dân chủ quá chớn, cuộc chiến pháp lý dai dẳng của đương kim tổng thống dẫn đến một sự chia rẽ sâu sắc, náo loạn và bạo lực trong ngày phán quyết. Như vậy nên xem xét lại lại chuẩn mực của xã hội Mỹ
ReplyGọi là cuộc họp nhưng lâu nay vốn chỉ mang tính hình thức đã biến thành "ngày phán quyết", nhưng nó không chỉ là ngày phán quyết mà đã trở thành minh chứng rõ nét về sự chia rẽ và náo loạn của kỳ bầu cử lần này. Việc này đã được các cựu tổng thống nhận xét là nỗi ô nhục của nước Mỹ, chức tổng thống tranh nhau như chợ búa vậy
ReplyVụ việc lần này hỗn loạn đến nỗi các chính khách cấp cao, các cựu tổng thống của nước Mỹ đều phải lên án, chỉ trích. Có lẽ cả quan chức lẫn dân thường đều có dân chủ quá chớn rồi, không ăn được thì tranh giành, không đúng ý thì phá hoại
ReplyKết quả bầu cử Thượng viện ở bang Georgia được cho là nghiêng về Đảng Dân chủ trong khi Quốc hội kiểm phiếu cử tri đoàn ngày 6-1 gần như không thể đảo ngược kết quả bầu cử tổng thống, nhưng quyết tâm không chịu nhượng bộ của ông Trump vẫn sẽ khiến nước Mỹ và cả nội bộ Đảng Cộng hòa ngày càng chia rẽ sâu sắc.
ReplyCuộc đối đầu giữa hai chính đảng ở Mỹ, như những gì giới quan sát chứng kiến trong thời gian qua, có thể chỉ dẫn tới thực tế rằng chính trường Mỹ sẽ càng chia rẽ hơn. Báo chí Mỹ còn xoáy sâu vào bối cảnh bất đồng và chia rẽ ở chính nội bộ Đảng Cộng hòa trong các nỗ lực đảo ngược kết quả bầu cử.
ReplyNghe có vẻ buồn cười nhưng đúng là cuộc nổi dậy của giới “cần lao Mỹ” ngày 6-7/1 cũng là một cuộc “cách mạng” nhưng mang hơi hướng của một cuộc “cách mạng màu” với yếu tố nhận biết cơ bản nhất là bạo loạn cùng khẩu hiệu “phản đối gian lận trong bầu cử”.Trớ trêu là “cách mạng màu” lại xảy ra ngay trên quê hương của nó.Phải chăng là quy luật nhân quả.
ReplyHàng năm, cứ đến ngày 01/1 là người Hoa Kỳ lại chào đón năm mới với niềm hân hoan vô bờ bến! Đất nước có lịch sử 300 năm luôn tự hào về những thành quả mà họ tạo dựng được trong năm cũ, tự hào là cái rốn của vũ trụ và là trung tâm của tự do, dân chủ, nhân quyền! Hoa Kỳ vương vãi và thừa thãi “tự do, bình đẳng và bác ái”. Và bây giờ thì nghiệp quật không trượt phát nào.
ReplyNhững màn đấu vật hay võ thuật truyền thống diễn ra ngay trên đường phố, nơi công cộng…người ta tặng nhau đầu năm mới đủ các thể loại như: gạch, đá, bình hơi cay, gậy và cả súng đạn; một người phụ nữ đã “trúng lộc đầu xuân” khi được tiễn hẳn lên thiên đàng bằng “phi thuyền kẹo đồng”. Hai đảng là con voi và con lừa hòa nhịp, tạo ra dàn đồng ca to lớn, âm vang khắp cả bốn phương trời! Tòa nhà quốc hội Mỹ khói bay mù mịt, tựa như màn sương mù huyền ảo giữa trời đông!
ReplyĐây là quả báo cho những tội ác mà các chính quyền Mỹ đã gây ra cho các quốc gia khác. Tưởng như các cuộc "cách mạng màu", "cách mạng đường phố" chỉ xảy ra ở Trung Đông, Bắc Phi hay những quốc gia không thân Mỹ thì nay nó lại được "áp dụng" cho chính người Mỹ. Đây phải chăng là gieo nhân nào thì gặt quả ấy không bà con!
ReplyNước Mỹ, biểu tượng của một nền tư pháp mạnh. Người dân có thể sẵn sàng bị bắn nếu họ thách thức họng súng của pháp luật. Vậy mà có tới 1/3 người dân khi được hỏi đã cho rằng cuộc bầu xử tổng thống Mỹ vừa qua là có gian lận. Người dân trào vào tòa nhà Quốc hội không chỉ để phản đối 1 kết quả bầu cử không minh bạch mà họ còn thể hiện sự thách thức đối với quyền lực dối trá tại Mỹ.
ReplyNói gì thì nói, khi và chỉ khi họ thôi chĩa súng vào người biểu tình và để cho họ tự do phát biểu ý kiến của mình thì khi ấy mới tạm gọi là dân chủ. Nòng súng ấy không phải dành cho dân. Nếu cảnh sát còn vác dùi cui, súng điện, hơi cay ra để hướng về phía người biểu tình thì chẳng còn liêm sỉ gì mà rao giảng dân chủ, nhân quyền với thế giới cả
ReplyKết quả bầu cử Thượng viện ở bang Georgia được cho là nghiêng về Đảng Dân chủ trong khi Quốc hội kiểm phiếu cử tri đoàn ngày 6-1 gần như không thể đảo ngược kết quả bầu cử tổng thống, nhưng quyết tâm không chịu nhượng bộ của ông Trump vẫn sẽ khiến nước Mỹ và cả nội bộ Đảng Cộng hòa ngày càng chia rẽ sâu sắc.
ReplyÔng Trump thực sự đã làm người dân ngán ngẩm. Riêng chuyện ông ấy gọi điện để yêu cầu làm giả kết quả bầu để trở thành người chiến thắng đã hết sức nực cười, thế rồi giờ còn cả chuyện những người ủng hộ ông ấy tấn công nhà trắng để gây rối, càng thể hiện rằng nếu tiếp tục để Trump ngồi chức đó có lẽ nước Mỹ sẽ loạn mất
Replycó thể trả lời cho câu hỏi tiêu đề, đây là cuộc bầu cử mất nhiều thời gian để kiểm phiếu, một cuộc chiến pháp lý dai dẳng của đương kim tổng thống và một sự chia rẽ sâu sắc, náo loạn và bạo lực trong ngày phán quyết. và nước Mỹ sắp lâm nguy rồi, nếu tình trạng này cứ tiếp diễn.
ReplyLịch sử bầu cử nước Mỹ có lẽ chưa bao giờ chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng đến như vậy. Một cảnh tượng hỗn loạn, người dân hành động mất kiểm soát, đối đầu trực tiếp với lực lượng cảnh sát ngay trước tòa nhà Quốc hội
ReplyKhông cẩn thận thì cái việc bầu cử này còn biến thành bầu cử không phải chỉ qua một tờ phiếu mà sắp thông qua bạo lực đến nơi rồi. Những người ban đầu còn ủng hộ Trump thì sau những việc này xảy ra có lẽ cần phải xem xét lại tư cách của ông Trump chứ theo tôi thấy ông ấy đã phụ lòng niềm tin và sự ủng hộ của mọi người rồi
ReplyKhó mà tin rồi có ngày nước Mỹ , cái nơi luôn phát ngôn nhân quyền và dân quyền và tự hào rằng mình luôn làm tốt điều đó, lại rơi vào tình trạng bị các nước khác lo ngại giúp cho Mỹ về tình hình nhân quyền, tiêu biểu là phát ngôn gần đây nhất của Thủ tướng Đức Kermel về vấn đề twitter khóa tài khoản của ông Trump
ReplyĐến nay thì không chỉ người dân Mỹ mà kể cả những người dân trên thế giới, những ai chứng kiến quá trình bầu cử mỹ từ ban đầu đều cảm thấy ngán ngẩm về câu chuyện kéo dài và đầy tình hài hước này. Làm gì mà một đất nước lớn và văn minh như vậy lại tự biến việc bầu cử của chính mình thành màn hài kịch cho tất cả các quốc gia cùng chứng kiến
ReplyKhông phải chỉ chúng ta mà hầu như mọi người đều đang không hiểu việc gì đang xảy ra tại nước Mỹ hiện nay. Bởi một dịp bầu cử mà 5 năm mới có một lần đã vô tình bị giới lãnh đạo, những người đứng ra chịu trách nghiệm tổ chức biến nó trở thành một mớ hỗn độn , tranh giành quyền lực và gian lận bất chấp
ReplySự việc xảy ra ở Mỹ vừa qua đã khẳng định một điều rằng: Chưa chắc đa đảng đã là hay và chưa chắc một Đảng đã là độc đoán. Bởi lẽ, Mỹ chính là một quốc gia tư bản với tồn tại nhiều Đảng đối lập, khi đó , tồn tại những sự đấu tranh qua lại giữ các Đảng trong một đất nước, chắc chắn sẽ có những sự thiên vị không công bằng, và điều đó cũng thể hiện qua việc lá phiếu bị bỏ sót, gian lận hay sửa đổi
ReplyGiờ chỉ mong Trump có thể chấp nhận kết quả thua của mình và bàn giao quyền lực một cách ngoan ngoãn. Mong ông ấy sẽ không có thêm một phát ngôn nào mang tính chất kích động những người ủng hộ của mình biểu tình nữa, vì thực sự những hậu quả sau lời nói đó ảnh hưởng đến tình hình trật tự nước Mỹ cũng như chính phủ Mỹ nhiều
ReplyCó một chút gì đó tương đồng khiến tôi liên tưởng những fac cuồng K-POP với những người ủng hộ ông Trump. Đó là họ thể hiện tình cảm và sự ủng hộ của mình đối với thần tượng / ứng cử viên tổng thống một cách lố bịch, không kiểm soát và dễ bị kích động, và thường họ cũng chẳng quan tâm những hành động của mình sẽ để lại hậu quả gì với xã hội
Reply» Bình luận mang tính xây dựng và đóng góp. Vui lòng phân biệt rõ ràng giữa "góp ý", "phản biện" và "xuyên tạc".
» Không sử dụng các từ ngữ kích động, tuyên truyền, gây thù hằn, phân biệt vùng miền, tôn giáo, giới tính...gây tổn hại đến khối Đại đoàn kết dân tộc.
» Không sử dụng các từ ngữ , hình ảnh xuyên tạc, bôi xấu Đất nước, chế độ, Quốc huy , Quốc kỳ, Quốc ca... của nhà nước CHXHCN Việt Nam.
» Không sử dụng các từ ngữ , hình ảnh xuyên tạc, bôi xấu Đảng, Nhà nước, lãnh tụ, lãnh đạo. Nếu có ý kiến phản biện vui lòng đưa ra dẫn chứng cụ thể với nguồn đáng tin cậy.
» Không sử dụng các tên người dùng vi phạm các điều trên. Các tên người dùng mang tính chất chia rẽ đoàn kết dân tộc (Bắc Kỳ, Nam Kỳ...),một trong những tên trong cuộc đời hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh hoặc các tên xuyên tạc về chủ tịch Hồ Chí Minh, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiện tại đều bị xóa bỏ mà không cần báo trước.
» Nếu thấy dấu hiệu vi phạm, bạn đọc vui lòng báo cho chúng tôi biết bằng form báo cáo phía bên phải blog.
Thân ái ! EmoticonEmoticon