Hoa sữa
Sau hơn 1 tháng thành phố Hồ Chí Minh thực hiện
giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, lực lượng chức năng tuyến đầu chống dịch, các
chốt kiểm soát cũng như có nhiều mô hình tự quản
hiệu quả ở các khu dân cư, chung cư, nhà máy đã góp phần phòng, chống dịch
Covid-19. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh tại TP vẫn còn diễn biến phức tạp,
Thành phố huy động mọi nguồn lực tập trung ngăn chặn nguồn lây, giảm ca mắc để
giảm ca nặng, giảm tử vong. Giảm và cô lập vùng đỏ, xanh hóa vùng xanh trên bản
đồ dịch Covid-19, áp dụng biện pháp giãn cách phù hợp từng địa bàn. Mới
đây, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM Phan
Văn Mãi cho biết thành phố sẽ tiếp tục thực hiện giãn cách sau ngày 15/8.
Biết được thông tin trên,
nhiều người dân đang sinh sống tại thành phố, trong đó phần lớn là lao động tự
do đã có tâm lý hoang mang và “tháo chạy” trở về quê do gặp nhiều khó khăn
trong quá trình thực hiện giãn cách, có người đi cùng con nhỏ, thậm chí có cả
phụ nữ đang mang thai cũng. Tuy nhiên, khi qua các chốt kiểm soát phòng chống dịch
Covid-19 thì nhiều người phải quay lại do không đủ các giấy tờ để có thể về địa
phương.
Thủ đô Hà Nội cũng vậy, vì thời gian giãn
cách xã hội kéo dài sẽ ít nhiều làm ảnh hưởng đến những người lao động. Điều
này sẽ làm phát sinh các vấn đề nóng liên quan tới an sinh xã hội, quản lý cư
trú, đi lại, tiếp xúc mất kiểm soát và có thể dẫn đến trường hợp người dân sẽ tự
ý rời Hà Nội về quê và điều này có thể làm lây lan dịch bệnh sang các địa
phương khác, phá vỡ vùng xanh ở các địa phương khác. Do đó, ngày 13/8, thành phố
Hà Nội yêu cầu lực lượng Công an thành phố rà soát, lập danh sách người dân có
nhu cầu trở về quê và quay lại Thủ đô để có phương án hỗ trợ và kiểm soát. Theo
đó, người dân có nhu cầu về quê hay người đang ở các tỉnh, thành có nguyện vọng
trở về Hà Nội có thể đăng ký với công an nơi cư trú để Công an Thành phố tập hợp
đề xuất phương án hỗ trợ đón, đưa người dân... Hà Nội đã chủ động dự báo tình
hình để chủ động ứng phó sao cho hiệu quả nhất, nhân văn nhất nhằm bào vệ người
dân.
Hoặc trước đó, Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã phối hợp với nhiều tỉnh,
thành như Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Long An,… tổ chức đưa người dân của các tỉnh,
thành đang sinh sống , làm việc tại Sài Gòn trở về quê cùng với đó là triển
khai nhiều giải pháp cách ly, phòng, chống dịch.
Như chúng ta đã thấy, một bài
học đã có của những lần “chạy trốn” khỏi vùng dịch của một số người, như vụ việc
một phụ nữ khi dương
tính với COVID-19 đã thuê taxi "tháo chạy" khỏi TP.HCM về nhà ở Bà Rịa
- Vũng Tàu hay 400 người dân đi xe máy từ Đồng Nai về Ninh Thuận sau khi xét
nghiệm đều có kết quả dương tính với Covid-19,…
Và một "niềm
tin" khác mà nhiều người Việt bộc lộ rất rõ trong những ngày đối mặt với dịch
bệnh căng thẳng này và cũng rất khó bị phá vỡ, đó là xu hướng tin vào tin đồn
hơn là tin vào tin tức trên báo chí khiến cho nhiều người dân hoang mang, dao động,
vội vàng trong hành động mà không nghĩ đến hậu quả.
Trong những ngày qua,
người ta thường nhắc đến nhiều “chủ động” và “nhân văn” trong công tác phòng,
chống dịch Covid-19 tại Việt Nam. Để đảm bảo sản xuất, duy trì "mục tiêu kép" vừa chống dịch vừa
phát triển kinh tế, UBND Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu, các doanh nghiệp thực
hiện kế hoạch giảm quy mô sản xuất hợp lý, đảm bảo khoảng cách an toàn trong
nhà máy. Thành phố hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều
kiện đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, đáp ứng phương châm "3 tại
chỗ", có hướng dẫn cụ thể cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, lúng
túng trong việc áp dụng mô hình vừa cách ly, vừa sản xuất đồng thời chăm lo cho
người lao động bị cách ly... Thành phố đảm bảo cung cấp hàng hóa, thiết yếu cần
thiết cho người dân có hoàn cảnh khó khăn, người dân trong khu phong tỏa, khu
cách ly; không để ai phải thiếu ăn, thiếu mặc, không ai bị bỏ lại phía sau do ảnh
hưởng của dịch bệnh.

Thành phố cũng đảm bảo phân phối hàng hóa
bằng nhiều phương thức như, mua hàng trực tuyến, từng bước mở lại chợ truyền
thống có kiểm soát và giãn cách, tăng cường lực lượng vận chuyển và các chuyến
xe bán hàng lưu động, phối hợp các địa phương đảm bảo lưu thông, cung ứng kịp
thời hàng hóa, thường xuyên kiểm soát giá cả ổn định.
Để
công tác phòng, chống dịch đạt hiệu quả, không chỉ nhờ vào sự vào cuộc của các
cấp chính quyền, các cơ quan chức năng mà còn là sự chung tay của toàn dân. Lúc
này, người dân cần bình tĩnh, thường xuyên khai báo y tế, theo dõi sức khỏe,
kịp thời thông báo với trạm y tế gần nhất khi có triệu chứng như sốt, ho, khó
thở,… và thực hiện nghiêm các quy định giãn cách. Mỗi người dân là một chiến
sĩ, mỗi gia đình là một trận tuyến. Trong cuộc chiến lâu dài với dịch bệnh, chúng ta có rất nhiều lựa chọn sống mà chúng ta
thường không hay biết; chúng ta có thể thay đổi đời mình, chúng ta có thể sống
khác đi với lối tư duy mới chứ không phải chỉ sống theo những hệ giá trị cũ.
Tuy phía trước còn nhiều khó khăn, thách thức
nhưng người dân có quyền tin tưởng với sự chỉ đạo sát sao và hỗ trợ kịp thời
của Trung ương, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của người
dân, sau "Chốt kiểm soát tự quản" thì "Di chuyển có kiểm
soát" là những sáng kiến thành công. Hi vọng, với những nỗ lực như thế,
thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội sẽ sớm trở thành một vùng xanh bền vững. dịch
bệnh sẽ sớm được kiểm soát, sớm lập lại trạng thái bình thường mới để ổn định,
phát triển kinh tế, lấy lại nhịp sống năng động vốn có của đất nước. Điều quan trọng nhất phải có vai trò điều phối của Trung ương, sự
phối hợp giữa các tỉnh, thành, sự bình tĩnh, thấu hiểu và hợp tác của người
dân. Thành công trong chống dịch chính là sự chung tay của mọi cá nhân, tổ chức,
như lời Chủ tịch Hồ Chính Minh đã nói “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết - Thành
công, thành công, đại thành công”.