Loa phường
Từ ngày 8/9, người dân Hà Nội ra đường vẫn có thể dùng giấy đi
đường mẫu cũ để đi từ vùng 1 qua vùng 2 và 3, không cần phải có mẫu giấy có mã
QR Code như quy định trước đó.
Giấy đi đường theo mẫu mới theo như hướng dẫn là loại có
mã QR do Công an Hà Nội cấp và được kỳ vọng là rất thuận lợi cho việc kiểm soát
người đi đường. Lực lượng chức năng sẽ không phải mất quá nhiều mất thời gian
để kiểm tra độ xác thực của nó bởi chỉ cần quét mã vạch trên các thiết bị điện tử là có thể xác định được danh tính, mục đích của người đi đường.
Bên cạnh đó là đã xuất hiện hiện tượng làm giả giấy đi
đường hoặc khó kiểm soát trong việc phát hành giấy đi đường theo mẫu cũ do thẩm
quyền là do có quan, doanh nghiệp cấp nên chính quyền Hà Nội đã ra thông báo về
việc ban hành giấy đi đường theo mẫu mới.
Nhận định là thế, tuy nhiên, khi mà quy định về mẫu giấy
đi đường mới chưa được thực thi thì lại có thông tin Hà Nội vẫn áp dụng mẫu đi
đường cũ khiến nhiều người bối rối.
Lý giải cho sự thay đổi này, có thể thấy thủ tục cấp
giấy đi đường lần này phức tạp và nhiều công đoạn hơn những lần trước. Cụ thể
là các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thiết yếu muốn làm giấy đi
đường mẫu mới của Hà Nội phải trải qua 4 bước: gửi 3 file bản mềm thông tin về
nhân viên, phương tiện hàng hóa…; sau đó, Sở Công thương Hà Nội tiếp nhận, xử
lý hồ sơ; nếu đủ điều kiện sẽ tổng hợp và gửi Công an thành phố Hà Nội xem xét,
cấp xác nhận, nếu không hợp lệ thì sẽ nêu rõ lý do và niêm yết trên mục phòng
chống COVID-19 tại website của Sở này.
Cuối cùng, Sở Công thương sẽ gửi kết quả cho doanh
nghiệp qua email sau khi nhận được kết quả xử lý hồ sơ từ Công an thành phố.
Điều này khiến cho các doanh nghiệp rất khó khăn trong việc đăng ký người đi làm
và phối hợp trong công tác quản lý người lao động. Tuy nhiên, để hoàn thiện
những bước công việc đó thì cần khá nhiều thời gian, công sức và phải sử dụng
các trang thiết bị máy móc hiện đại.
Rất may là ngay sau khi thử nghiệm và đánh giá được các khó
khăn của các doanh nghiệp và người lao động, Thành ủy Hà Nội đã quyết định cho
người dân vẫn sử dụng mẫu đi đường theo mẫu cũ. Điều này làm cho nhiều doanh
nghiệp cũng như người dân Hà Nội “thở phào”. Khi được hỏi về vấn đề này, nhiều
người dân cho rằng việc vẫn sử dụng giấy đi đường cũ là hợp lý và quyết định không
đưa ra là khá kịp thời bởi nhiều doanh nghiệp vẫn còn đang loay hoay trong việc
tìm tìm lời giải cho “bài toán giấy đi đường”.
Mặc dù có những thay đổi liên quan đến việc cấp, ban hành
giấy đi đường, tuy nhiên, mục đích chính ở đây là giúp kiểm soát người đi đường,
tránh những tình trạng làm giả giấy đi đường hoặc mượn giấy đi đường của người
khác.
Giấy đi đường là công cụ để cơ quan chức năng kiểm soát
người đi đường thực hiện công việc của mình hoặc mua sắm đồ dùng thiết yếu. Tuy
nhiên, đây cũng chỉ là mặt hình thức, điều quan trọng nhất trong phòng, chống dịch
Covid-19 vẫn là ý thức của người dân trong việc thực hiện quy định “chỉ ra đường
trong trường hợp cần thiết”.
10 nhận xét
Write nhận xétSau khi Hà Nội có thông báo điều chỉnh công văn siết chặt giấy đi đường, nhiều người dân và doanh nghiệp tại Hà Nội cảm thấy nhẹ nhàng và đỡ áp lực hơn so với quy định cũ. Nhưng tốt nhất vẫn là chỉ nên ra đường trong trường hợp cần thiết thôi
ReplyTừ ngày 8/9, người dân Hà Nội ra đường vẫn có thể dùng giấy đi đường mẫu cũ để đi từ vùng 1 qua vùng 2 và 3, không cần phải có mẫu giấy có mã QR Code như quy định trước đó. Điều này làm cho nhiều doanh nghiệp cũng như người dân Hà Nội “thở phào”.
ReplyRất may là ngay sau khi thử nghiệm và đánh giá được các khó khăn của các doanh nghiệp và người lao động, Thành ủy Hà Nội đã quyết định cho người dân vẫn sử dụng mẫu đi đường theo mẫu cũ. Điều này làm cho nhiều doanh nghiệp cũng như người dân Hà Nội “thở phào”. Khi được hỏi về vấn đề này, nhiều người dân cho rằng việc vẫn sử dụng giấy đi đường cũ là hợp lý và quyết định không đưa ra là khá kịp thời bởi nhiều doanh nghiệp vẫn còn đang loay hoay trong việc tìm tìm lời giải cho “bài toán giấy đi đường”.
ReplyMặc dù có những thay đổi liên quan đến việc cấp, ban hành giấy đi đường, tuy nhiên, mục đích chính ở đây là giúp kiểm soát người đi đường, tránh những tình trạng làm giả giấy đi đường hoặc mượn giấy đi đường của người khác.
ReplyLiệu Hà Nội có lúng túng?
ReplyNếu người dân có ý thức tốt thì cũng chẳng cần đến giấy đi đường làm chi. Giấy đi đường cũng chỉ là mặt hình thức, điều quan trọng nhất trong phòng, chống dịch Covid-19 vẫn là ý thức của người dân trong việc thực hiện quy định “chỉ ra đường trong trường hợp cần thiết”.
ReplyChắc nhiều người ở nhà chán quá nên muốn ra đường hít thở không khí trong lành
ReplyĐúng là như thế
ReplyQuan trọng nhất là ý thức của người dân
ReplyGiấy đi đường là công cụ để cơ quan chức năng kiểm soát người đi đường thực hiện công việc của mình hoặc mua sắm đồ dùng thiết yếu. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là mặt hình thức, điều quan trọng nhất trong phòng, chống dịch Covid-19 vẫn là ý thức của người dân trong việc thực hiện quy định “chỉ ra đường trong trường hợp cần thiết”.
Reply» Bình luận mang tính xây dựng và đóng góp. Vui lòng phân biệt rõ ràng giữa "góp ý", "phản biện" và "xuyên tạc".
» Không sử dụng các từ ngữ kích động, tuyên truyền, gây thù hằn, phân biệt vùng miền, tôn giáo, giới tính...gây tổn hại đến khối Đại đoàn kết dân tộc.
» Không sử dụng các từ ngữ , hình ảnh xuyên tạc, bôi xấu Đất nước, chế độ, Quốc huy , Quốc kỳ, Quốc ca... của nhà nước CHXHCN Việt Nam.
» Không sử dụng các từ ngữ , hình ảnh xuyên tạc, bôi xấu Đảng, Nhà nước, lãnh tụ, lãnh đạo. Nếu có ý kiến phản biện vui lòng đưa ra dẫn chứng cụ thể với nguồn đáng tin cậy.
» Không sử dụng các tên người dùng vi phạm các điều trên. Các tên người dùng mang tính chất chia rẽ đoàn kết dân tộc (Bắc Kỳ, Nam Kỳ...),một trong những tên trong cuộc đời hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh hoặc các tên xuyên tạc về chủ tịch Hồ Chí Minh, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiện tại đều bị xóa bỏ mà không cần báo trước.
» Nếu thấy dấu hiệu vi phạm, bạn đọc vui lòng báo cho chúng tôi biết bằng form báo cáo phía bên phải blog.
Thân ái ! EmoticonEmoticon