Hoa sữa
Những
ngày gần đây, số ca nhiễm Covid-19 trên địa bàn Hà Nội tiếp tục gia tăng với
khoảng 7.000 đến hơn 8.000 ca/ngày, luôn dẫn đầu số ca nhiễm trên cả nước. Thực
tế này đã dẫn đến trạng thái hoang mang, lo lắng cho đại bộ phận người dân thủ
đô trong quá trình sinh hoạt và lao động. Nhiều người dân vì quá lo lắng và thiếu
hiểu biết về quá trình lây nhiễm Covid-19 nên đã mua và sử dụng lãng phí kit
test nhanh Covid-19, gây ảnh hưởng về nhiều mặt trong đời sống xã hội.
Mới
đây, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Công điện số 02/CĐ-UBND về việc thực hiện
các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh
Covid-19, biến thể SARS-CoV-2, đẩy mạnh tiêm vắc xin phòng Covid-19. Trong đó
nhấn mạnh rằng mỗi người dân tiếp tục thực hiện nghiêm các biện
pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ và thành
phố; thực hiện thông điệp "5K", hạn chế tụ tập đông người không cần
thiết, thường xuyên theo dõi sức khỏe, trang bị kiến thức khi nhiễm Covid-19 và
điều trị tại nhà, nhận biết các dấu hiệu khi bệnh chuyển nặng để liên hệ với
các cơ sở y tế kịp thời hỗ trợ; tránh “tâm lý chủ quan” hoặc “hoang mang, lo sợ
cực đoan không cần thiết”.
Vấn
đề tinh thần có vai trò quan trọng trong khái niệm sức khỏe. Trong thời kỳ dịch
bệnh COVID-19 dài 2 năm qua, mỗi ngày chúng ta đều thấy tràn ngập những con số
đong đếm được như: Ca mắc, ca nặng, rồi tử vong, số người khỏi bệnh… Nhưng còn
một thứ vô hình - những hậu quả gián tiếp của đại dịch thì không thể thống kê.
Đó là stress, là những sang chấn tâm lý nặng nề, kéo dài, gây ra nhiều rối loạn
tâm thần. Nhiều
người mắc các bệnh lý mạn tính hoặc bệnh cấp tính vì những lý do sợ lây nhiễm
COVID -19, vì phong tỏa nên không thể tiếp cận với dịch vụ y tế kịp thời, làm
cho tình trạng bệnh nặng hơn, có những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người
bệnh.
Bởi vì thế, Các địa phương thường xuyên cập
nhật và thông tin về dịch bệnh, yêu cầu, quy định trong công tác phòng, chống dịch
theo quy định của Trung ương và thành phố (phát tờ rơi, loa truyền thanh, nhóm
zalo, facebook,…). Đặc biệt, tuyên truyền đến người dân trên địa bàn nắm bắt
các dấu hiệu nhận biết, quy trình, phương pháp điều trị tại nhà để chủ động, sẵn
sàng các điều kiện cần thiết, tránh tâm lý hoang mang, lo lắng.
Bên cạnh đó, các địa phương cần củng cố và
phát huy tối đa năng lực của Tổ hỗ trợ chăm sóc, theo dõi F0 tại nhà, Tổ Covid
cộng đồng trong việc quản lý F0 tại nhà trên cơ sở các thông tin về xét nghiệm,
các mức độ biểu hiện bệnh của người nhiễm; đảm bảo mọi người dân được tiếp cận
nhanh nhất với hệ thống y tế bằng nhiều hình thức tiếp cận; thành lập các nhóm
Zalo, cung cấp số điện thoại đường dây nóng, thường xuyên liên hệ, cập nhật,
trao đổi tại các khu dân cư đảm bảo người dân được nhận được tư vấn nhanh nhất
từ cán bộ y tế và lực lượng hỗ trợ; xác định nhanh các trường hợp F1 để tư vấn,
hướng dẫn tự theo dõi sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.
Do lo sợ tình hình dịch bệnh phức tạp, ảnh hưởng
sức khỏe bản thân và những người xung quanh nên người dân thủ đô ồ ạt mua kit
test nhanh Covid-19 ngoài thị trường. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy như:
Thứ nhất, những gần
đây, tại Hà Nội xuất hiện dấu hiệu khan hiếm test xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2,
người chưa cần thiết sử dụng lại mua nhiều để phòng ngừa, người cần thiết sử dụng
lại phải đi khắp nơi mới có thể mua được.Việc khan hiếm kit test nhanh cũng sẽ
gây khó khăn cho đội ngũ y tế chuyên trách nếu như người dân không thể mua kit
test và tự xét nghiệm nhanh tại nhà.
Thứ hai, tình trạng
này đã khiến giá kít-test tăng từ 20.000-30.000 đồng/bộ. Nếu như cách đây
một tuần, giá kít-test nhập ngoại từ Hàn Quốc từ 50.000-60.000 đồng/bộ,
loại của Trung Quốc từ 40.000-50.000 đồng/bộ, thì sang tuần này giá đã tăng lên
70.000-80.000 đồng/bộ. Thậm chí, giá các loại kít-test của Anh, Đức, Pháp
còn lên tới 90.000-100.00 đồng/bộ… Từ đây, một số “chợ đen” xuất hiện nâng khống
giá các kit test miễn là đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Điều này đã gây
khó khăn trong việc ổn định giá thị trường và khó kiểm soát việc “đầu cơ tích
trữ” trong nhân dân.
Sở dĩ hiện tượng trên xuất hiện một phần do sự
thiếu hiểu biết của người dân. nhiều trường hợp vừa tiếp xúc với F0 buổi sáng đến
buổi chiều đã test Covid-19 thì không giải quyết được việc gì mà gây tốn kém.
Do đó, ngay cả khi tiếp xúc gần với F0 cũng không cần thiết phải xét nghiệm
ngay. “Ít nhất phải 2 ngày sau khi tiếp xúc gần với F0, khi test mới có thể cho
kết quả dương tính. Nếu xét nghiệm lần đầu âm tính thì tối thiểu phải 2-3 ngày
sau mới test lần 2.”
Ngoài ra, người dân nên mua và sử dụng
kít-test có nguồn gốc rõ ràng, thuộc danh sách sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp
phép, có nhãn mác đầy đủ thông tin và tài liệu hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt,
tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.