Huyền Pha
“Việt
Nam lấy làm tiếc vì báo cáo của Nghị viện châu Âu (EP) có những thông tin, nhận
định thiếu khách quan, công bằng, dựa trên một số thông tin sai lệch, không có
cơ sở, không phản ánh đúng tình hình thực tế tại Việt Nam". Người phát
ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng ngày 24/6/2022 đã khẳng định như vậy
khi trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước báo cáo của
EP về công tác hỗ trợ những nhà hoạt động nhân quyền trên toàn thế giới. Đây là
tiếp tục là những nội dung quen thuộc mà Nghị viện châu Âu hay chính giới một số
nước phương Tây và một số cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí chống phá Việt Nam
đưa ra để xuyên tạc về vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam.
Có
thể nói, quyền con người không có gì xa lạ trên đất nước Việt Nam. Từ khi Đảng
Cộng sản Việt Nam ra đời đến nay, quyền con người luôn là mục tiêu nhất quán,
xuyên suốt. Các Cương lĩnh của Đảng, từ Chánh cương vắn tắt (năm 1930) cho đến
Cương lĩnh được thông qua tại Đại hội XI (năm 2011) đều xem quyền con người là
một mục tiêu phấn đấu của Đảng. Hiến pháp nước ta, từ Hiến pháp đầu tiên - năm
1946, đến Hiến pháp năm 2013, quyền con người và quyền công dân đều được tôn trọng
và bảo đảm. Hiến pháp năm 2013 dành cả một chương quy định về quyền con người,
quyền và nghĩa vụ công dân. Theo đó, tất cả quyền con người, từ quyền dân sự,
chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa đều được hiến định minh bạch và tương
thích với Công ước quốc tế về quyền con người. Ở nước ta, quyền con người đã được
luật hóa trong Hiến pháp năm 2013 và nhiều đạo luật. Trên lĩnh vực thông tin
truyền thông, Quốc hội nước ta đã sửa chữa, ban hành nhiều bộ luật, như: Luật
Báo chí sửa đổi (2016); Luật Tiếp cận thông tin (2013); Luật An ninh mạng
(2018); Nghị định của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet
và thông tin trên mạng (2018), v.v. Những quy định của các văn kiện pháp luật
này, một mặt, bảo đảm quyền cho người sử dụng thông tin, mạng xã hội và trách
nhiệm của các cơ quan chức năng liên quan; mặt khác, nhằm ngăn chặn những kẻ xấu
lợi dụng môi trường thông tin trên mạng để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự,
an toàn xã hội, quyền và lợi ích của người khác.
Quyền
tự do, quyền làm chủ của người dân ở Việt Nam còn được thể hiện thông qua viêc
mạng internet, mạng điện tử nói chung, mạng xã hội nói riêng đã phát triển rất
nhanh chóng, bất cứ ai nếu có kiến thức và kỹ năng nhất định đều có thể trở
thành “cư dân” thế giới ảo - hệ sinh thái số. Ở đó, người ta có thể dễ dàng tìm
kiếm thông tin mình cần (cả bằng tiếng Anh và tiếng Việt) trên các ứng dụng. Được
biết hiện nay, gần 70% dân số sử dụng internet trung bình 7 tiếng truy cập mỗi
ngày/người với giá dịch vụ rẻ nhất thế giới. Không ít không gian cộng cộng ở Việt
Nam khi có sự kiện chính trị, lịch sử lớn còn được cung cấp Wifi miễn phí. Theo
thống kê chưa đầy đủ, cho đến năm 2018, đã có 58 triệu người dùng mạng
Facebook, tăng 5% trong quý đầu năm 2018 và 16% so với cùng kỳ năm 2017. Cho đến
nay, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 7 trên thế giới, thành phố Hồ Chí Minh cũng nằm
trong tốp 6 thành phố có người dùng Facebook đông nhất.
Bảo
đảm “dân chủ,nhân quyền” là mục tiêu chung, bao trùm mà nhiều quốc gia, dân tộc
trên thế giới theo đuổi mãi mãi. Tuy nhiên, muốn bảo đảm dân chủ, nhân quyền
thì phải có nguyên tắc rõ ràng. Nguyên tắc đầu tiên là mỗi nhà nước phải có
nghĩa vụ bảo đảm nhân quyền ở quốc gia của mình nhưng những công dân trong nhà
nước ấy phải thực hiện quyền, nghĩa vụ theo các luật nhà nước ban hành. Nhà nước
Việt Nam luôn khẳng định đảm bảo quyền con người cho mỗi người dân Việt Nam. Một
tổ chức phi chính phủ hay một quốc gia dù lớn mạnh cỡ nào cũng không có quyền
can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác và càng không thể gây sức ép với
Việt Nam bằng những nhận xét về tình hình tự do, nhân quyền một cách thiếu
trách nhiệm. Nhân dân Việt Nam đã và đang được sống trong một đất nước tự do,
trong đó, những quyền cơ bản của con người được tôn trọng và bảo vệ theo Hiến
pháp và pháp luật. Cho nên mọi sự đánh giá từ các tổ chức quốc tế tự xưng về
nhân quyền hay các thế lực từ bên ngoài không làm thay đổi được tình hình ở Việt
Nam, bởi chỉ có người dân sống trên Tổ quốc này mới cảm nhận rõ những gì tốt đẹp
mà họ đang thụ hưởng.
Nếu
muốn đánh giá về tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, xin mời hãy đến Việt
Nam để được thấy hình ảnh người dân được tự do đi lại, sử dụng intenet, hay các
vị Đại sứ thuộc phái đoàn EU tại Hà Nội và các nước thành viên Anh, Pháp,
Romania... đã cùng đi mua hoa đào, đón Tết Bính Thân năm 2016 ở Việt Nam, Thủ
tướng Úc ngồi ăn bánh mì ở vỉa hè khi tham dự Hội nghị cấp cao APEC năm 2017 ở
Đà Nẵng. Hay những người nước ngoài đến Việt Nam dù màu da nào cũng đều được tiếp
đón một cách nồng hậu không phải lo sợ bị phân biệt chủng tộc hay bị hành hung
vô cớ như ở một số quốc gia nào đó./.
9 nhận xét
Write nhận xétViệt Nam luôn xem con người là trung tâm, là động lực của quá trình Đổi mới và công cuộc phát triển đất nước, và luôn nỗ lực vì mục tiêu nâng cao đời sống, quyền thụ hưởng của người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau.
ReplyViệt Nam luôn xem quyền con người là một yếu tố quan trọng. Các quyền và tự do cơ bản của con người được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam, được bảo vệ và thúc đẩy bởi các văn bản pháp luật cụ thể và được triển khai trong thực tiễn.
ReplyĐảng, Nhà nước Việt Nam sẵn sàng đối thoại một cách hết sức cởi mở trên lĩnh vực quyền con người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau với cộng đồng thế giới và đồng thời chia sẻ các kinh nghiệm tốt của đất nước trong đảm bảo quyền con người.
ReplyPhải khẳng định rõ, chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân theo các quy định của pháp luật. Đó là những gì chính xác xảy ra trên thực tiễn mà EP đã phớt lờ
ReplyBáo cáo của EP có những thông tin, nhận định thiếu khách quan, công bằng, dựa trên một số thông tin sai lệch, không có cơ sở, không phản ánh đúng tình hình thực tế tại Việt Nam. Kể cả nguồn tin từ những người mà EP tham khảo cũng không hề chính xác!
ReplyĐây không phải là lần đầu Nghị viện châu Âu đưa ra những đánh giá, nhận định sai trái, thiếu khách quan, thiếu thiện chí về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Điều này đã đi ngược lại lợi ích, mối quan hệ giữa Việt Nam và EU.
ReplyChúng ta có thể thấy rõ sự sai lệch của báo cáo này qua các nguồn ý kiến. Một báo cáo chắp vá, lấy ý kiến từ chính những đối tượng phạm pháp, chống phá đất nước thì đủ hiểu bản chất của báo cáo, nội dung trong đó là gì!
ReplyViệt Nam đang trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước, đời sống kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà phủ nhận những kết quả tích cực đã đạt được trong việc bảo đảm nhân quyền.Một vài số liệu dẫn chứng đã cho thấy rõ Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực trong bảo vệ quyền con người.
Reply» Bình luận mang tính xây dựng và đóng góp. Vui lòng phân biệt rõ ràng giữa "góp ý", "phản biện" và "xuyên tạc".
» Không sử dụng các từ ngữ kích động, tuyên truyền, gây thù hằn, phân biệt vùng miền, tôn giáo, giới tính...gây tổn hại đến khối Đại đoàn kết dân tộc.
» Không sử dụng các từ ngữ , hình ảnh xuyên tạc, bôi xấu Đất nước, chế độ, Quốc huy , Quốc kỳ, Quốc ca... của nhà nước CHXHCN Việt Nam.
» Không sử dụng các từ ngữ , hình ảnh xuyên tạc, bôi xấu Đảng, Nhà nước, lãnh tụ, lãnh đạo. Nếu có ý kiến phản biện vui lòng đưa ra dẫn chứng cụ thể với nguồn đáng tin cậy.
» Không sử dụng các tên người dùng vi phạm các điều trên. Các tên người dùng mang tính chất chia rẽ đoàn kết dân tộc (Bắc Kỳ, Nam Kỳ...),một trong những tên trong cuộc đời hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh hoặc các tên xuyên tạc về chủ tịch Hồ Chí Minh, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiện tại đều bị xóa bỏ mà không cần báo trước.
» Nếu thấy dấu hiệu vi phạm, bạn đọc vui lòng báo cho chúng tôi biết bằng form báo cáo phía bên phải blog.
Thân ái ! EmoticonEmoticon