Vân An
Mới đây, Hãng nghiên cứu và phân tích Economist Intelligence Unit
tiếp tục công bố báo cáo chỉ số dân chủ 2021 với những nhận định mang tính
xuyên tạc, sai sự thật về tình hình dân chủ tại Việt Nam. Cụ thể, hãng này đã
xếp Việt Nam vào “nhóm nước có thể chế toàn trị”.
Theo đó, kể từ khi báo cáo Chỉ số Dân chủ được thực hiện từ năm
2006 tới nay thì Việt Nam luôn luôn được xếp vào nhóm nước “không có dân chủ”,
mặc dù về mặt thứ hạng có chuyển biến. Nếu như trong năm 2006, Việt Nam đứng
thứ 145 trên tổng số 167 quốc gia và vùng lãnh thổ về mức độ dân chủ, thì trong
năm 2021 thứ hạng của Việt Nam đã có chút cải thiện khi được xếp ở vị trí 131.
Theo sau đó là việc các đài báo hải ngoại thiếu thiện chí với Việt
Nam ra sức đưa tải thông tin kèm với những luận điệu vu cáo, xuyên tạc về tình
hình dân chủ tại Việt Nam. Đài RFA đã tiếp tục xuyên tạc về tình hình dân chủ
tại Việt Nam: “Trong năm 2021, chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục thực hiện các
cuộc bắt vớ và xét xử những người bất đồng chính kiến. Theo thống kê của Đài Á
châu Tự do thì trong năm 2021 đã có khoảng 40 người bị bắt trong các vụ án có
yếu tố chính trị”.
Tuy nhiên trên thực tế, những người bất đồng chính kiến mà RFA
nhắc đến bản chất là những kẻ hoạt động chống chính quyền nhân dân, vi phạm
pháp luật Việt Nam và đang bị bắt giam, xử lý theo đúng quy định của Bộ luật
Hình sự Việt Nam.
Cần lưu ý, kết quả báo cáo của Hãng nghiên cứu và phân tích
Economist Intelligence Unit chỉ mang tính phiến diện và tất nhiên không khách
quan, chính xác, thứ nhất bởi hãng này chỉ thống kê trên cơ sở cảm tính, thông
tin một chiều, thiếu thông tin khảo sát thực tế; thứ hai bởi các tiêu chí đưa
ra chưa căn cứ vào tình hình thực tế, chưa xem xét đến sự khác nhau về điều
kiện hoàn cảnh, đặc thù về thể chế, chế độ chính trị của các quốc gia, vùng
lãnh thổ.
Những luận điệu trên đây là phản khoa học, hết sức nguy hiểm bởi
nó cố tình đánh đồng giữa vấn đề đa nguyên, đa đảng với dân chủ, phát triển của
đất nước, dân tộc. Thực chất luận điệu trên là muốn phủ nhận vai trò lãnh đạo
duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội, tiến tới thực
hiện chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập để đi đến xóa bỏ định hướng
XHCN ở nước ta.
Trải qua hơn 90 năm ra đời và lãnh đạo, Đảng Cộng sản Việt Nam đã
luôn khẳng định được vị trí, vai trò không thể thay thế đối với sự nghiệp cách
mạng Việt Nam. Những thành tựu to lớn và ý nghĩa lịch sử kết tinh sức sáng tạo
của Đảng và Nhân dân Việt Nam đã khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
của nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế của thời đại; khẳng
định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của
cách mạng Việt Nam.
Đồng thời, đó cũng là minh chứng rõ nét rằng bản chất của một nền
dân chủ không phụ thuộc vào chế độ đa đảng hay một đảng và đối với Việt Nam
dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, nền dân chủ trong xã hội
không những không bị mất đi, không bị hạn chế mà còn được bảo đảm, được phát
huy sâu rộng trong thực tế.
“Dân chủ xã hội chủ nghĩa là dân chủ của đại đa số nhân dân, gắn
với quyền dân chủ của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội,
được pháp luật bảo đảm dưới sự lãnh đạo của Đảng; là hình thức thể hiện quyền
tự do, bình đẳng của công dân, xác định nhân dân là chủ thể của quyền lực. Dân
chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ, vừa là mục tiêu, vừa là động lực
của sự phát triển đất nước”./.