Hoa sữa
Ngày
20-11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Quốc hội khóa
XIV đã tiến hành họp phiên bế mạc kỳ họp thứ 6. Sau gần một tháng làm việc khẩn
trương, nghiêm túc, dân chủ và trách nhiệm, Quốc hội khóa XIV đã hoàn thành
chương trình làm việc của kỳ họp thứ 6 với nhiều nội dung quan trọng.
Cụ thể, về công tác nhân sự, tại kỳ họp này,
Quốc hội đã bầu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức vụ Chủ tịch nước và phê
chuẩn việc bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Hùng giữ chức Bộ trưởng Thông tin và Truyền
thông. Quốc hội cũng đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 48 người giữ các
chức vụ do Quốc hội bầu và phê chuẩn.
Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã thông qua 9
luật và cho ý kiến 6 dự án luật, thông qua nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối
tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên
quan.
Thế nhưng, trang lều báo phản động Dân làm
báo lại xuyên tạc trắng trợn về sự kiện chính trị quan trọng này của đất nước.
Chúng
xuyên tạc với những luận điệu vu cáo nhằm vào các Đại biểu Quốc hội:
“Nhà cầm quyền cộng sản thường xuyên tổ chức
hội họp quốc hội với mục đích xây dựng, bổ sung, chỉnh sửa luật, tăng nghị
quyết, giảm hành chính v.v... Tất cả dường như mang mục đích cao cả nhằm tạo
môi trường sống tốt đẹp cho nhân dân trong một đất nước được chế độ cộng sản
xem là thiên đường xã hội chủ nghĩa. Con số 485 đại biểu quốc hội là những kẻ
tự cho mình quyền đại diện cho tiếng nói của nhân dân để tạo vẻ bề ngoài nhà
nước của dân, do dân và vì dân.
Quốc hội cộng sản có thật sự là cơ quan quyền
lực cao nhất của đất nước hay chỉ đơn thuần là một nhóm hội bù nhìn trong chế
độ độc đảng toàn trị? 485 đại biểu quốc hội có thật sự là tiếng nói của nhân
dân hay chỉ đơn thuần là những kẻ trục lợi trên xương máu đồng bào với các chức
danh đại diện nhân dân?”
Chúng ta đều biết rằng, theo Hiến pháp nước
Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013:
“Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của
Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập
pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với
hoạt động của Nhà nước.” (Điều 69)
Và “Đại biểu Quốc hội là
người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và
của Nhân dân cả nước.” (Điều 79)
Như vậy đám lều báo đang láo toét khi mà phát
ngôn ra những lời lẽ chà đạp lên Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam – đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thông pháp luật Việt Nam.
Điều này đủ để cho thấy rằng, trình độ nhận thức về chính trị của bọn đĩ bút
này chỉ là con số không tròn trĩnh. Chẳng khác nào chúng đang tự đeo lên mặt
mình hai chữ NGU DỐT to tướng.
Chưa
dừng lại ở đó, lợi dụng việc “Không đưa
quy định xử lý tài sản không rõ nguồn gốc vào Luật phòng chống tham nhũng”,
chúng lại tiếp tục bài ca xuyên tạc của mình.
“Vậy là thêm một lần nữa, quốc hội cộng sản
thoải mái sử dụng hàng tỷ đồng ngân sách một cách lãng phí để tổ chức các kỳ
hội họp quốc hội. Để rồi những điều luật, những nghị quyết, những bổ sung, sửa
đổi hay những dự luật mà quốc hội cộng sản đưa ra và thông chỉ nhằm mục đích
cai trị nhân dân bên cạnh ý đồ trục lợi cho những kẻ cầm quyền.
“Không
đưa qui định xử lý tài sản bất minh vào luật phòng chống tham nhũng” chính là cách mà quốc hội cộng sản bảo vệ
những kẻ phụng sự cho một thể chế tồn tại bằng sự lừa dối, tàn ác và tham
nhũng. “Không đưa qui định xử lý tài sản bất
minh vào luật phòng chống tham nhũng” chính là cách mà cộng sản nói
với nhân dân rằng luật pháp chỉ được sử dụng để cai trị nhân dân chứ không phải
để xử lý tham quan dù cho hầu hết tất cả đảng viên, các quan chức cộng sản hay
485 đại biểu quốc hội đều là những kẻ tham nhũng.”
Về
sự việc này, qua theo dõi truyền hình trực tiếp hay báo chí phản ánh, quý độc
giả đều biết rõ nguồn cơ sự việc.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đã
thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày báo cáo giải trình liên quan đến
quy định "về xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm giải trình không hợp lý về
nguồn gốc" và Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy việc xử lý tài sản, thu
nhập tăng thêm giải trình không hợp lý về nguồn gốc là vấn đề mới, lần đầu tiên
chúng ta đặt vấn đề xử lý đối với loại tài sản, thu nhập này.
Trong khi tài sản, thu nhập của người dân,
cán bộ, công chức, viên chức được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, Nhà nước
ta chưa kiểm soát được thu nhập của toàn xã hội và pháp luật chưa quy định đánh
thuế đối với tài sản thì việc xác định tính hợp lý của nguồn gốc tài sản, thu
nhập tăng thêm để đánh thuế hoặc thu hồi là vấn đề rất phức tạp.
Mặt khác, đây là vấn đề lớn, có liên quan
đến quyền sở hữu tài sản - quyền cơ bản của công dân theo Hiến pháp nên cần
được cân nhắc hết sức kỹ lưỡng. Tại tất cả phiên thảo luận về nội dung này, ý
kiến các đại biểu Quốc hội, các cơ quan hữu quan còn rất khác nhau và phân tán.
Vì vậy, để bảo đảm thận trọng, Ủy ban
Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Tổng thư ký Quốc hội gửi phiếu thăm dò ý kiến các
đại biểu về nội dung này. Kết quả: có 209/456 ý kiến đại biểu, chiếm 43,09%
tổng số đại biểu Quốc hội tán thành phương án xem xét, giải quyết tại tòa án;
156/456 ý kiến đại biểu (32,16%) tán thành với phương án thu thuế; 40 ý kiến
đại biểu đề nghị giữ như quy định của Luật Phòng chống tham nhũng hiện hành và
51 đại biểu không thể hiện chính kiến hoặc có ý kiến khác.
Như vậy, không có phương án nào nhận được
sự ủng hộ của quá 50% tổng số đại biểu. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy do
chưa đạt được sự đồng thuận, thống nhất cao nên nội dung này cần được tiếp tục
nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, khi đã đủ điều kiện chín muồi, phù hợp thực
tiễn, bảo đảm tính khả thi thì mới nên quy định vào luật.
Từ các lý do trên, Ủy ban Thường vụ Quốc
hội đề nghị Quốc hội cho phép chưa bổ sung quy định về xử lý tài sản, thu nhập
tăng thêm giải trình không hợp lý về nguồn gốc vào dự thảo luật mà thực hiện
như quy định của pháp luật hiện hành.
Đến đây thì quý độc giả đã quá rõ bộ mặt
thật của đám lều báo Dân làm báo với thủ đoạn cắt đầu bớt đuôi, lập lờ đánh lận
con đen, thậm chí ăn không nói có nhằm đưa ra những thông tin sai lệch hòng gây
hoang mang trong quần chúng, nhân dân.
Và mục đích cuối cùng mà chúng hướng đến
chính là lời kêu gọi:
“Người dân Việt Nam muốn tiếng nói của mình
được tôn trọng, đồng bào Việt Nam muốn cuộc sống của mình được tự do thì hãy
can đảm đứng lên. Trước là để giải thể quốc hội cộng sản, sau là để huỷ bỏ tư
cách đại biểu quốc hội đối với 485 đại biểu. Những kẻ ấy không xứng đáng đại
diện cho nhân dân, hơn nữa những kẻ ấy không phải do nhân dân bầu ra. Và một
khi đã không còn quốc hội, không còn đại biểu đại diện cho nhân dân thì cũng là
lúc người dân Việt phải dành lại quyền tự quyết để xóa bỏ chế độ cộng sản độc
tài toàn trị khỏi lãnh thổ Việt Nam.”
Rõ
ràng chúng đã công khai ý định đen tối của mình với dã tâm thâm độc là xóa bỏ
chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Một chiêu bài được che đậy tinh vi với sự
dẫn dắt “điêu luyện”. Nếu không tỉnh táo thì sẽ rất dễ mắc “bẫy” của chúng lúc
nào không hay.
Do
vậy, mỗi người dân chúng ta cần tự nâng cao “sức đề kháng” của mình trước những
luận điệu xuyên tạc bằng việc tự tìm hiểu, bổ sung kiến thức chính trị xã hội,
có tinh thần cảnh giác trước những luận
điệu trên. Thêm vào đó, chúng ta cũng cần tẩy chay những trang lều báo như Dân
làm báo ở trên, biết cách “giải độc” thông tin bằng việc theo dõi thông tin ở
các trang chính thống./.