Nam Việt
Mới đây
trên trang Việt Nam thời báo có bài “Tự do chính trị và quyền yêu cầu chính trị
đa nguyên”, đề cập tới vấn đề coi đa nguyên chính trị là điều kiện tiên quyết,
là khai mở cho một nền dân chủ. Nếu Đảng chấp nhận lắng nghe về các phản biện,
thì có lẽ Đảng nên chấm dứt việc mặc định đa nguyên là chống lại sự lãnh đạo của
Đảng. Xin thưa đây thực sự là một chiêu trò xuyên tạc không có căn cứ của các
thế lực thù địch.
Mỗi người dân đều cần hết sức cảnh giác và hiểu
rằng “Dân chủ và phát triển không đồng nghĩa với đa nguyên, đa đảng”. Đó là bởi
vì:
Thứ nhất, trải qua hơn 90 năm ra
đời và lãnh đạo, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định được vị trí, vai trò
không thể thay thế đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Với mô hình nhất
nguyên chính trị, Đảng đã lãnh đạo toàn dân tộc đạt được nhiều thành tựu to lớn:
kinh tế không ngừng phát triển; đời sống chính trị - xã hội ổn định; chế độ dân
chủ được đề cao, được bảo đảm và ngày càng càng được thực hành rộng rãi hơn, thực
chất hơn; quyền và lợi ích hợp pháp của đông đảo nhân dân được tôn trọng và bảo
vệ; nhân dân Việt Nam đã trở thành người chủ thực sự của đất nước.
Trong khi đó, hệ thống chính trị đa đảng, tại một
giai đoạn chính trị nhất định cũng chỉ có một đảng thực chất cầm quyền. Ngay cả
trường hợp liên minh đảng cầm quyền để thành lập chính phủ,đảng nào chiếm số ghế
nhiều hơn trong nghị viện sẽ có quyền quyết định trong các chính sách phát triển
(chẳng hạn như ở Đức).
Thứ hai, cần hiểu rõ bản chất
chính của luận điệu dân chủ, đa nguyên đó là các thế lực thù địch muốn thành lập
các tổ chức chính trị đối lập
Tính chất nguy hiểm, thâm độc của luận điệu
“Không thể có dân chủ trong chế độ một đảng duy nhất cầm quyền ở Việt Nam”
không chỉ dừng lại ở vấn đề đa nguyên, đa đảng, mà nó còn cổ súy cho sự ra đời
và công khai hoá, hợp pháp hoá các tổ chức chính trị đối lập nhằm cạnh tranh,
tiến tới xoá bỏ vị trí, vai trò lãnh đạo chính quyền, lãnh đạo toàn xã hội của
Đảng Cộng sản Việt Nam, cuối cùng là phủ nhận và xoá bỏ mục tiêu đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Trên thực tế, mức độ dân chủ và không dân chủ của
chế độ chính trị một quốc gia không phụ thuộc vào số lượng các đảng chính trị,
không phụ thuộc vào việc có áp dụng hay không áp dụng chế độ đa nguyên chính trị,
đa đảng đối lập, mà nó phụ thuộc vào bản chất của chính đảng cầm quyền: Đảng cầm
quyền đó đại diện cho quyền và lợi ích của ai và phục vụ, bảo vệ quyền và lợi
ích cho số đông hay số ít người trong xã hội./.