[Kin Kin]
Sự kiện "Biển Đông" cho đến nay có lẽ đã không còn mới, còn "hot" với "cư dân mạng" như cái hồi sự kiện HD981 tạo nên cao trào thu hút sự quan tâm của các quốc gia có lợi ích liên quan trong khu vực biển Đông nói riêng cũng như Mỹ, Nga, Châu Âu (toàn thế giới) nói chung ….
Trên một số diễn đàn Internet tiếng Việt với số lượng người trẻ tuổi truy cập chiếm số lượng áp đảo so với độc giả tại các lứa tuổi khác, có một trào lưu comment ý kiến của các bạn trẻ cho rằng Việt Nam nên dựa vào 1 "bên" nào đó để tăng cường sức mạnh cho bản thân mình hay Việt Nam sẽ "đứng giữa".
"Bên" nào đó ở đây là những nước mạnh trong khu vực và trên thế giới nổi lên ở đây là Mỹ, Trung Quốc, Nga … hay có thể là 1 quốc gia trong khu vực cùng có lợi ích liên quan đến vấn đề Biển Đông như Philipin, Malaysia ….
Vậy Việt Nam nên dựa vào đâu. Tác giả xin không đi sâu vào phân tích lợi ích của Việt Nam nếu Việt Nam liên kết dựa vào một "bên" nào đó trong bài viết này, tác giả chỉ muốn gợi lại một số bài học lịch sử của dân tộc Việt Nam để chúng ta có thêm một kênh thông tin, một "chỗ dựa" trong đối ngoại cho vấn đề "Biển Đông" …
Tính đến nay trên mặt trận ngoại giao Việt Nam chúng ta đã 3 lần bị các "bên" "đi đêm" hay "mua bán, thỏa thuận" sau lưng:
1. Hiệp định Giơ - ne - vơ (1954) đất nước ta bị chia cắt mấy chục năm.
"Trung Quốc coi Hội nghị Giơnevơ là một cơ hội tốt để vươn lên trở thành một thế lực chính trị lớn trên thế giới, trước hết là ở châu Á. Đó là một trong những lý do để Trung Quốc không quan tâm đến lợi ích của cách mạng ba nước Đông Dương, đặc biệt là đối với cách mạng Việt Nam.Những người lãnh đạo Trung Quốc muốn chấm dứt chiến tranh Đông Dương theo kiểu Triều Tiên, nghĩa là đình chỉ chiến sự mà không có giải pháp chính trị gì cả. Làm như thế, Trung Quốc hy vọng tạo ra được một khu đệm ở Việt Nam nói riêng và Đông Nam châu Á nói chung, ngăn Mỹ thay chân Pháp, tránh được đụng đầu trực tiếp với Mỹ, đặc biệt là bảo đảm được an ninh ở phía nam Trung Quốc. Nhiều tài liệu đã được công bố, trong đó có sách của tác giả Phơrăngxoa GioayôTrung Quốc và việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ I, cho rằng, “Trung Quốc đã lựa chọn cùng tồn tại hòa bình mà họ cho rằng chỉ như thế mới phù hợp với lợi ích dân tộc của mình”. Rồi nữa, tại cuộc họp ở Mátxcơva của đại diện Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Trung Quốc, Liên Xô đểchuẩn bị cho khai mạc Hội nghị Giơnevơ, Chu Ân Lai tuyên bố rằng, nếu trong trường hợp xung đột ở Đông Dương mở rộng thì Chính phủ Trung Quốc “không thể viện trợ thêm cho Việt Minh được nữa”. Thật giống hệt và nhất quán như thái độ của Trung Quốc sau này trong sự nghiệp chống Mỹ của nhân dân Việt Nam. Trung Quốc đã thỏa hiệp với các nước phương Tây trong việc phân chia lãnh thổ, nhất là phân chia hai miền Nam – Bắc Việt Nam không có lợi cho các lực lượng cách mạng. Có điều đau xót và nghiệt ngã là thỏa hiệp đó diễn ra trên lưng nhân dân Việt Nam."
2. Hiện định Paris năm (1973)
Mỹ và chính quyền Việt Nam dân chủ cộng hòa đã trắng trợn vi phạm nội dung của hiệp định khi Mỹ tiếp tục cung cấp vũ khí cho quân đội Việt Nam cộng hòa của Nguyễn Văn Thiệu. Nguyễn Văn Thiệu tự tin rằng nhưng những người Cộng sản đã dốc hết sức, lại kém xa về quân số và trang thiết bị so với các lực lượng của Thiệu, do Thiệu nhận được một nguồn cung quân sự khổng lồ từ Mỹ mà phần lớn trong số đó họ không thể bảo trì hoặc vận hành. Những vũ khí mới này không chỉ là một sự vi phạm Hiệp định Paris mà chúng còn khuyến khích Thiệu dám liều về quân sự, mà rút cục ông ta đã bị đánh bại.
Thực tế kể trên đã khiến quân đội Mỹ đi đến kết luận rằng tiếp thêm vũ khí cho chính quyền Sài Gòn chỉ lãng phí tiền của (hóa ra đúng như vậy). Hơn nữa, vào năm 1973, nhiều sĩ quan Mỹ hiểu rõ thực tế rằng nhiệm vụ chủ yếu của tư lệnh quân đội của Thiệu là củng cố quyền lực chính trị cá nhân của ông này hơn là phục vụ như một lực lượng chiến đấu hiệu quả - và rằng sự vượt trội về vũ khí của lực lượng này là vô nghĩa.
Thiệu cũng tin rằng Mỹ sẽ trở lại cuộc chiến với các máy bay B-52: các danh sách mục tiêu được vẽ ra. Các kiểm soát viên không gian của Mỹ ở Thái Lan luôn sẵn sàng. Bê bối Watergate của Nixon, rút cục dẫn tới việc ông này từ chức Tổng thống Mỹ, sắp chấm dứt khả năng đó.
3. Sự kiện Campuchia năm 1979
Sau khi Việt Nam giải phóng miền Nam, mâu thuẫn giữa Việt Nam và Campuchia nảy sinh, trong cuộc chiến này Trung Quốc đã "đi đêm" với các quốc gia khác trên thế giới để các "bên" không can dự vào cuộc chiến này, đồng thời Bắc Kinh cũng ngấm ngầm viện trợ vũ khí cho Khơ me đỏ trong cuộc chiến với Việt Nam.
Đó là 3 bài học xương máu trong lịch sử của Việt Nam đối với vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Các dân tộc đông nam á có một câu khá hay đại khái như sau:
Nếu các con voi đánh nhau thì cỏ nát nhưng nếu các con voi làm tình với nhau thì cỏ cũng nát
Vậy Việt Nam nên dựa vào "bên" nào trong cuộc chiến bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia hay Việt Nam sẽ đứng giữa các bên. Sẽ chẳng có cách nào ngoài cách Việt Nam sẽ "chơi" với tất cả các "bên" sẽ linh hoạt, mềm dẻo trong từng vấn đề vụ việc cụ thể để bảo vệ vững chắc lợi ích quốc gia của mình. Vì "không có gì quý hơn độc lập tự do" và nếu không độc lập trong bảo vệ an ninh quốc gia chắc chắn Việt Nam sẽ chẳng thể đứng vững đến bây giờ cũng như trong tương lai.