Vô Danh
“Muốn tránh một làn sóng phẫn nộ rộng khắp mà có thể là một
sự bất ổn không thể kiểm soát được, nhà cầm quyền Việt Nam nên khôn ngoan chấp
nhận để người dân khởi kiện Công ty Formosa”. Đây là nhận định của luật sư Lê
Công Định - đối tượng từng bị đi cải tạo 5 năm tù về tội “Hoạt động nhằm lật đổ
chính quyền nhân dân” tại chương trình “Bàn tròn thứ Năm” do BBC Việt ngữ tổ chức
hôm 8/4 vừa qua.
Lý giải cho nhận định trên, Lê Công Định đã đưa ra 02 lý
do. Một là, Định cho rằng: “Ở đây thực chất muốn đi chia lại mà thôi, chứ cũng
không phải Nhà nước đi bồi thường cho người dân được. Và số tiền đó tôi xin nói
thẳng là hoàn toàn không đủ vì thiệt hại về môi trường kéo dài 50-70 năm chứ không đơn thuần là một
năm mà thôi”.
Ở lý do thứ hai Định cho rằng: “…điều quan trọng nhất là
lúc này để người dân lắng đi cơn phẫn nộ của mình là nhà cầm quyền phải chấp nhận
chuyện người dân khởi kiện Formosa. Và nếu cứ tìm cách gây áp lực để cản trở và
dùng hình thức đàn áp, thì chỉ tạo nên một làn sóng phẫn nộ rộng khắp và tôi
nghĩ rằng đó là sự bất ổn không thể kiểm soát được, sự khôn ngoan của nhà cầm
quyền nằm ở chỗ đó”.
Lê Công Định (Ảnh Internet)
Những lý giải này của Lê Công Định nghe qua có vẻ hợp lý, hợp
tình, tuy nhiên, về bản chất nó lại mang nặng tính chủ quan cá nhân cũng như
thiếu đi sự nhiệt tâm.
Lê Công Định nói “500 triệu USD mà công ty Formosa cam kết bồi
thường là hoàn toàn không đủ” đúng nhưng chưa đủ. Bởi vì, số tiền này chỉ là một
trong 05 nội dung mà công ty Formosa cam kết trước Chính phủ và người dân các tỉnh
miền Trung, bao gồm: 1. Công khai xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam vì đã
để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; 2. Bồi thường thiệt hại cho dân và hỗ
trợ chuyển đổi nghề nghiệp, bồi thường phục hồi môi trường biển với tổng số tiền
là 11.500 tỉ đồng, tương đương 500 triệu USD; 3. Cam kết hoàn thiện công nghệ sản
xuất để xử lý triệt để chất thải trước khi thải ra môi trường, không để tái diễn
sự cố môi trường như vừa qua; 4. Phối hợp bộ ngành Việt Nam và các tỉnh miền
Trung xây dựng giải pháp đồng bộ để phòng chống ô nhiễm, không xảy ra sự cố môi
trường để tạo niềm tin với người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế; 5. Thực hiện
đúng cam kết nêu trên, không tái diễn vi phạm, nếu vi phạm sẽ chịu chế tài theo
quy định pháp luật Việt Nam.
Cần nhận thấy rằng, việc buộc công ty Formosa phải thừa nhận
trách nhiệm cũng như cam kết khắc phục hậu quả, Chính phủ đã không chỉ giải quyết
được căn cơ vấn đề ô nhiễm môi trường biển, ngăn chặn được các hoạt động tương
tự mà hình ảnh về môi trường đầu tư của Việt Nam cũng không hề bị ảnh hưởng.
Ngược lại, với nhiều nhà đầu tư chưa đến Việt Nam, họ sẽ an tâm hơn khi chứng
kiến cách hành xử hết sức thấu tình, đạt lý của giới chức Việt Nam.
Cho đến nay thì ai cũng biết rằng, sự cố ô nhiễm môi trường
biển miền Trung đã được Nhà nước Việt Nam cùng Công ty Formosa giải quyết rốt
ráo. Chính quyền các cấp bước đầu có nhiều chính sách hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân
khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống. Đặc biệt, ngoài những chính sách hỗ trợ
trước mắt, Nhà nước và chính quyền các cấp còn có những chủ trương, chính sách
về lâu dài, bảo đảm để mọi người dân phát huy ngành nghề truyền thống, khai
thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong xây dựng và phát triển
kinh tế. Đến nay, ngư dân các tỉnh miền Trung đã ra khơi bám biển mưu sinh. Thị
trường hải sản và giá cả đã ổn định và khởi sắc trở lại. Tiền bồi thường được
ngư dân dùng mua ngư cụ, nâng cấp tàu thuyền, cải tạo môi trường sống. Nhân dân
ở các địa phương đang quay trở lại nhịp sống sau sự cố môi trường biển.
Đối với việc khởi kiện Công ty Formosa của một số giáo dân
tại Giáo phận Vinh đã được các cơ quan chức năng tiếp nhận, xử lý theo đúng quy
trình, thủ tục của pháp luật. Theo đó, do không đúng các quy định của Bộ luật Tố
tụng Dân sự (tại khoản 5 Điều 189 Bộ Luật Tố tụng Dân quy định: kèm theo đơn khởi
kiện phải có các tài liệu, chứng cứ chứng minh lợi ích quyền lợi hợp pháp bị
xâm phạm. Điểm C Khoản 1 Điều 192 Bộ Luật Tố tụng Dân sự quy định: sự việc đã
được giải quyết bằng quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trong việc này, Chính phủ đã có Quyết định 1880 của Thủ tướng Chính phủ và hiện
đang có hiệu lực thi hành) các đơn kiện này đã bị Tòa trả về.
Điều đáng nói, những cuộc khiếu kiện này dưới sự kích động
của một số linh mục cực đoan tại Giáo phận Vinh như: Nguyễn Thái Hợp, Trần Đình
Lai, Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục đã biến tướng thành một cuộc biểu dương lực
lượng, gây rối ANTT, khiêu khích, thị uy, thách thức với chính quyền và xã hội.
Những hành vi coi thường pháp luật, thách thức chính quyền mang tính hệ thống
này không chỉ gây bức xúc trong dư luận mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, ảnh
xấu đến tình hình ANTT tại địa phương.
Tuy nhiên, cho đến nay chính quyền tại Hà Tĩnh vẫn giữ thái
độ ôn hoà, hết sức kiên nhẫn để tuyên truyền, vận động bà con giáo dân, không
nghe theo những lời xúi giục, lôi kéo của kẻ xấu, có những hành động quá khích,
làm bất ổn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn và không sử dụng
tới biện pháp đàn áp vũ trang là bởi họ nhìn thấy sự bức xúc của người dân sau
sự cố môi trường.
Nhưng cũng cần thấy rằng, mọi thứ luôn có một giới hạn nhất
định, đi quá giới hạn đó cũng có nghĩa là người dân đang tự đánh mất sự ưu ái,
kiên nhẫn của chính quyền dành cho chính mình, tự đẩy mình trở thành một lực lượng
đối kháng với chính quyền. Và việc khởi tố vụ án, bắt tạm giam để điều tra về
hành vi tuyên truyền, kích động người dân miền Trung biểu tình, gây mất ANTT đối
với Trương Minh Tam, Nguyễn Văn Hóa... là lời cảnh báo nghiêm khắc cho những kẻ
lợi dụng sự cố môi trường, nhân danh tôn giáo để thực hiện các hoạt động chống
phá đất nước như trong thời gian vừa qua./