Huyền Pha
Một năm đầy sóng gió
với miền quê Đồng Tâm, từ chỗ hết sức yên bình, miền quê anh hùng đã trở thành
điểm nóng về an ninh trật tự trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Để có những giải pháp
làm ổn định tình hình nơi đây, cũng như không để làm phát sinh những điểm nóng
mới như Đồng Tâm thì cần có sự vào cuộc quyết liệt ổn định tình hình từ chính
quyền của các cấp và các ngành liên quan.
Ảnh: Đồng Tâm - Một năm nhìn lại
Nhìn từ sâu xa, sẽ
không có vấn đề Đồng Tâm nếu không có sự yếu kém trong buông lỏng quản lý đất
đai tại đây, cũng như sự mất cảnh giác hay đó là sự nhận thức đúng đắn của
những người dân nơi mà mặc dù mang tiếng là đất Thủ đô nhưng văn hóa làng xã vẫn
còn tồn tại rất nặng nề tại nơi đây.
Đầu tiên, phải kể đến
sự buông lỏng trong quản lý đất đai. Trong Kết luận thanh tra đã chỉ rõ. "Từ
năm 1981 đến nay, toàn bộ diện tích đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành
chính xã Đồng Tâm do các đơn vị quốc phòng quản lý, sử dụng. Tuy nhiên, trong
quá trình quản lý, sử dụng, các đơn vị quốc phòng cũng như UBND xã Đồng Tâm đã
bộc lộ sự buông lỏng quản lý trong một thời gian dài".
Sẽ không bao giờ xảy
ra tình trạng tranh chấp đất đai tại dự án Sân bay Miếu Môn nếu đơn vị quốc
phòng được giao nhiệm vụ quản lý đất đai tại đây làm hết, làm đúng, làm đủ chức
năng nhiệm vụ của mình. Nếu đơn vị quốc phòng thực hiện việc di dời các hộ dân
đã ăn ở trên đất quốc phòng từ trước năm 1980 thì đã không để xảy ra tình trạng
các hộ lấn chiếm, cho tặng, chuyển nhượng, xây dựng công trình trái phép trên đất
quốc phòng. Mặt khác, nếu các đơn vị quốc phòng đã ký hợp đồng canh tác đất
tăng gia hàng năm với UBND xã Đồng Tâm để UBND xã giao cho các đội sản xuất sử
dụng vào mục đích nông nghiệp thế nhưng từ năm 2012 đã dừng việc ký hợp đồng
canh tác đất tăng gia nhưng đến nay các hộ dân vẫn đang sản xuất nông nghiệp tại
đây, giả sử lúc đó có biện pháp triệt để thì làm sao để tình trạng lấn chiếm xảy
ra như thế này. Đặc biệt, là sự thiếu trách nhiệm trong việc trả lời đơn thư của
người dân của đơn vị quốc phòng một cách tiền hậu bất nhất, thể hiện sự cẩu thả
trong việc thực thi các công việc hành chính, xem đó là việc nhỏ, không gây ảnh
hưởng nghiêm trọng. Khi mà ngày 18/6/2014, Lữ đoàn 28 có đơn xin cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất khu sân bay Miếu Môn với diện tích 239,2 ha được giới hạn
bởi 57 mốc; ngày 20/10/2014, UBND Thành phố đã có Quyết định số 5383/QĐ-UBND
giao 236,7 ha cho Quân chủng Phòng không Không quân tiếp tục sử dụng làm vị trí
đóng quân của Lữ đoàn 28 nhưng sau 3 ngày Lữ đoàn 28 lại có Thông báo số
961A/TB-LĐ trả lời công dân tố cáo thực tế hiện nay đơn vị vẫn quản lý diện
tích 208 ha được thể hiện trên đường bao 16 mốc giới, là thiếu chính xác, không
đúng với thực tế và hồ sơ quản lý đất đai do đơn vị quản lý. Ai mà chấp nhận một
lực lượng quốc phòng, được nhà nước trang bị đầy đủ phương tiện kỹ thuật mà
không có một động thái gì trước sự lấn chiếm, chây ỳ của người dân.
Thứ hai, là vấn đề thuộc
về trách nhiệm của UBND xã Đồng Tâm, biết rằng chẳng thể hi vọng gì nhiều ở một
đơn vị hành chính cấp cơ sở, nhưng những đơn vị cấp cơ sở này chính là người thực
hiện những chính sách của Đảng, Nhà nước đến người dân. Chính quyền xã Đồng Tâm
đã đi từ cái sai này đến cái sai khác. Đó chính là sự buông lỏng quản lý dân cư
và trật tự xây dựng, để các hộ dân lấn chiếm và xây dựng các công trình không
phép trên đất quốc phòng. Xác nhận cho tặng, thừa kế đất đai trái thẩm quyền
khi mà biết rằng đây là đất quốc phòng. Trách nhiệm của chính quyền ở đâu khi
mà người dân tự ý vào đo đạc, phân lô chia chác đất đai quốc phòng mà cũng
không có một động thái gì. Biết rằng lúc đó bí thư của xã là cháu gái của người
đứng đầu số khiếu kiện này. Hay như việc thuê lại đất từ lữ đoàn 28 để tăng gia
sản xuất cũng không nói rõ cho người dân nơi đây biết, để rồi có cái hiểu lầm rằng
đất này là đất nông nghiệp của người dân. Về mặt tổ chức lại để cháu gái của
ông trùm khiếu kiện tại đây (bà Nguyễn Thị Lan là cháu công Lê Đình Kình) làm
bí thư của xã. Con trai ông Lê Đình Kình là Lê Đình Công làm trưởng thôn Hoành.
Rõ ràng cách sử dụng người ở đây là có vấn đề. Đây không khác gì việc tiếp tay
cho cái xấu.
Thứ ba, tư tưởng làng
xã nông dân hẹp hòi đã đẩy tình hình Đồng Tâm trở nên phức tạp. Kinh tế thị trường
đã làm bản tính tham lam của con người trỗi dậy. Từ bản chất là những người dân
lương thiện, một số đã bị những kẻ xấu lợi dụng cái bánh vẽ 3.450
tỷ đồng để tạo nên lòng tham của người dân nơi
đây. Người dân nơi đây đã đi từ cái sai này cái sai khác, đi từ việc tự ý lấn
chiếm, đo đạc trên đất quốc phòng; đến việc kích động tụ tập, bắt giữ cán bộ,
những hành vi này đã vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật, sự cố kết
theo kiểu văn hóa xấu nơi làng xã (ở đây là tính dòng họ, tính tham lam). Kinh tế
thị trường đã làm mờ mắt số người dân đi khiếu kiện nơi đây. Kết luận về vấn đề
nguồn gốc tại đây đã quá rõ ràng vậy mà thực tế bây giờ tại Đồng Tâm, Hội đồng
nhân dân, chính quyền ở đây đang bị vô hiệu hóa. Mọi cuộc họp đều bị kẻ xấu
ngang nhiên biến thành buổi đấu tố, dìm hàng các cán bộ xã. Và cũng không ngạc
nhiên, khi không một ai trong số cán bộ này dám đứng dậy nói thẳng sự thật và bảo
vệ cái đúng, từ buổi họp để tuyên truyền cái đúng biến thành diễn đàn tuyên
truyền của kẻ xấu. Ở đây, cái xấu vẫn đang lấn át. Nói chính xác là đội ngũ
lãnh đạo ở đây đang bị cô lập tới mức họ trở nên cô độc giữa "cộng đồng". Khi mà chính quyền không có động thái gì ngoài
sự im lặng, nhẫn nhịn. Cái ác cứ thế được nhân lên và tiếp tục lan tỏa, phát
tác. Công bằng mà nói, những người cán bộ tốt chẳng thể nào làm được gì trước
những kẻ chống lại vì chúng quá đông, quá hung hãn, quá nguy hiểm.
Thứ tư, vấn đề Đồng
Tâm được các đối tượng xấu và các cá nhân, tổ chức phản động cổ xúy, tài trợ
cho những hành vi vi phạm pháp luật của nhóm Đồng Thuận nơi đây. Điều này đã
khiến cho người dân khiếu kiện ở Đồng Tâm đi từ sai lầm này đến sai lầm khác.
Rõ ràng vấn đề Đồng
Tâm muốn giải quyết triệt để phải có sự vào cuộc của thể bộ may chính quyền từ
xã, đến huyện, từ chính quyền, công an đến các đơn vị quốc phòng.
Vấn đề vẫn là "lấy
dân làm gốc", vì thế bài học về công tác dân vận vẫn là giải pháp chiến lược,
lâu dài. Cùng ăn, cùng ở, cùng làm với nhân dân, để hiểu được tâm tư nguyện vọng
của quần chúng nhân dân, hiểu rõ cội nguồn vấn đề làm nảy sinh khủng hoảng Đồng
Tâm là cần thiết. Không nên hô hào "tuyên truyền sâu rộng" chung
chung, hãy tuyên truyền thông qua việc cử đông đảo cán bộ về với dân dài ngày,
làm cho sạch những thông tin sai lệch trong đầu dân, hãy tách người tốt ra khỏi
vòng kiềm tỏa của kẻ xấu và làm cho họ đủ dũng khí nói lên lẽ phải. Hãy nhân rộng
các gương người tốt việc tốt tại xã, hãy hỗ trợ tích cực đội ngũ cán bộ xã thực
thi công việc của mình, tránh để họ đơn độc rồi xin từ bỏ chức vụ...Trong số
các hình thức vận động, hãy cố gắng chú ý tới vận động cá biệt, tranh thủ người
có uy tín ở Đồng Tâm, một mặt kéo họ về gần với nhân dân với chính quyền, mặt
khác tránh để họ bị kẻ xấu lợi dụng như bấy lâu.
Về phía chính quyền
phải công
khai, minh bạch trong xử lý sai phạm của đội ngũ cán bộ từ xã đến huyện trong
quản lý, sử dụng đất đai là hết sức cần thiết để người dân thấy được sự công bằng,
nghiêm minh của pháp luật; sai đến đâu xử lý đến đấy sai từ việc ngày trước sao
lại biết đây là đất quốc phòng mà vẫn tự ý cho thuê, để rồi người dân lấn chiếm,
ký vào việc chuyển nhượng cấp đất là sai. Xử lý từ cái lúc ông Lê Đình Kình còn
làm bí thư xã. Xử lý được như thế thì ai còn phải suy nghĩ nữa.
Lực lượng quân đội cần
công khai đối với việc xử lý đối với số cán bộ vi phạm buông lỏng quản lý đất
quốc phòng, thiếu trách nhiệm trong xử lý đơn tố cáo của người dân.
Bên cạnh đó, lực lượng
công an cũng cần mạnh tay trừng trị kẻ xấu, đã lợi dụng sự cố Đồng Tâm để gây mất
ổn định an ninh trật tự, chống chính quyền, xử lý rốt ráo các vụ việc vu khống,
xuyên tạc sự thật. Đặc biệt là số đối tượng chống đối, số luật sự đội lốt dân
chủ đang hằng ngày lợi dụng các vấn đề ở Đồng Tâm.
Năm mới chúc cho quốc
thái dân an; chúc cho chính quyền Hà Nội sớm ổn định tình hình tại Đồng Tâm,
mùa xuân sẽ về trên quê hương Đồng Tâm và tất nhiên những kẻ xấu sẽ sớm bị pháp
luật trừng trị thích đáng./.