Gió làng
Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo (CPJ) được
thành lập năm 1981, có trụ
sở ở New York, Mỹ với tôn chỉ, mục tiêu đề ra là “thúc đẩy tự do ngôn luận trên
toàn thế giới thông qua hoạt động bảo vệ quyền đưa tin và nền tự do báo chí
trên cơ sở tôn trọng sự thật khách quan...”. Tuy nhiên, thời gian gần đây dư luận liên tiếp
cáo buộc CPJ đã bị lũng đoạn nhằm phục vụ mưu đồ chính trị riêng. Mới đây, CPJ
lại xuyên tạc “Việt Nam đang giam giữ ít nhất 10 nhà báo, nằm trong danh sách
sáu nước giam giữ nhiều nhà báo nhất trên thế giới”.
Các “nhà báo” hiện đang bị
giam giữ tại Việt Nam theo báo cáo của CPJ
Điều dễ nhận thấy, thời gian gần đây, với
thủ đoạn tương tự, CPJ đã nhiều lần tung tin bịa đặt xuyên tạc “Việt Nam đàn áp
dân chủ, nhân quyền hoặc bịt miệng đối lập” để kích động chống phá Việt Nam. Sẽ
chẳng có gì đáng nói nếu những cáo buộc mà CPJ đưa ra đối với Việt Nam là đúng
sự thật và không phải vì động cơ chính trị xấu nào của các thế lực đen tối đang
nắm quyền ở CPJ, bất chấp những thành tựu về tự do báo chí, dân chủ, nhân quyền
hoặc tốc độ phát triển Internet ở Việt Nam.
Trên thực tế, ở Việt Nam không có phóng
viên hay nhà báo nào bị bỏ tù mà chỉ có người vi phạm pháp luật bị xử lý theo
quy định của pháp luật. Một số trường hợp mà tổ chức CPJ nhắc đến như: Nguyễn
Văn Hóa, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga, Phan Kim Khánh, Nguyễn Đình Ngọc,
Hồ Đức Hòa, Trần Huỳnh Duy Thức, Hồ Văn Hải,… đây là các đối tượng có nhiều hoạt
động vi phạm pháp luật Việt Nam, mặc dù mang danh “nhà báo”, “blogger độc lập”
nhưng thực chất là chống đối chính quyền, đi ngược lại lợi ích của đất nước.
Có thể kể đến như trường hợp của Nguyễn
Văn Hóa, người mới đây đã bị TAND tỉnh Hà Tĩnh tuyên phạt 7 năm tù giam về tội “Tuyên
truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”, quy định tại Điều 88 BLHS.
Theo cáo trạng của VKSND tỉnh Hà Tĩnh, từ
năm 2013 đến năm 2017, Nguyễn Văn Hóa đã chủ mưa lập ra các tài khoản trên mạng
xã hội đăng tải các thông tin nhằm bôi nhọ, xuyên tạc, kích động, nói xấu chính
quyền, nói xấu Đảng rồi truyền bá rộng rãi trên các trang mạng xã hội. Năm
2016, tại tỉnh Hà Tĩnh xảy ra sự cố môi trường biển và lũ lụt, Nguyễn Văn Hóa
đã trực tiếp bố trí, dàn xếp quay phim, chụp ảnh, phỏng vấn và đăng tải lên mạng
xã hội để kích động người dân tụ tập biểu tình, chống đối chính quyền.
Cao điểm nhất vào tháng 10/2016, Nguyễn
Văn Hóa trực tiếp cùng với một số đối tượng cực đoan kích động người dân biểu
tình tại khu vực cổng chính của Công ty Formosa gây rối, phá phách rồi dùng thiết
bị flycam ghi hình và truyền trực tiếp lên mạng xã hội; từ đó hô hào, kích động
lôi kéo người dân trong vùng đến gây rối, đập phá tài sản của Công ty Formosa,
làm mất an ninh trật tự trên địa bàn.
Hay như trường hợp của Trần Thị Nga, núp
dưới danh nghĩa đấu tranh cho “dân chủ”, “nhân quyền”, Nga đã trực tiếp lập các
tài khoản blog, Facebook cá nhân và trang Youtube, làm ra, tàng trữ, sử dụng
trang mạng xã hội đăng tải video clip có nội dung xuyên tạc đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước; phỉ báng chính quyền nhân dân; tuyên truyền những luận
điệu chiến tranh tâm lý, truyền bá những tư tưởng phản động, gieo rắc sự nghi
ngờ, gây hoang mang trong nhân dân... nhằm mục đích chống Nhà nước Cộng hòa
XHCN Việt Nam.
Ngoài ra, Trần Thị Nga còn trả lời phỏng
vấn các đài, báo phản động ngoài nước để cung cấp những thông tin, tình hình
sai lệch về hoạt động của các cơ quan Đảng, chính quyền các cấp, về lãnh
đạo Đảng, Nhà nước.
Với những chứng cứ không thể bác bỏ, ngày
22/12/2017, TAND cấp cao tại Hà Nội đã tuyên phạt Trần Thị Nga 9 năm tù giam và
5 năm quản chế tại địa phương về “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt
Nam”, quy định tại Điều 88 BLHS.
Rõ ràng, báo cáo của CPJ thể hiện một cái nhìn phiến diện, thiếu thiện chí, thậm chí là thù địch của những người điều hành tổ chức này./.