Trà
Đá
Ngày 12/7/2016, Tổ chức
Ân xá quốc tế đã công bố bản “Báo cáo về
tình hình trại giam ở Việt Nam”. Không quá ngạc nhiên khi vẫn bằng cách làm
chủ quan, áp đặt và thiếu thiện chí Tổ chức Ân xá quốc tế lại tiếp tục đưa ra
những thông tin sai sự thật, xuyên tạc, bóp méo, bịa đặt, vu cáo, bôi đen thực
tế xã hội và thực trạng tự do, dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam.
Theo đó, trong bản báo
cáo ngày 12/7, Tổ chức Ân xá quốc tế cho rằng “các tù nhân lương tâm tại Việt Nam bị lạm dụng trong thời gian dài biệt giam, bị đánh đập và
bị khước từ chữa bệnh”. Để đưa ra cáo buộc này Tổ chức Ân xá quốc tế chỉ dựa
trên kết quả các cuộc phỏng vấn với các đối tượng có hoạt động vi phạm pháp luật
đã bị xử lý hình sự nay đã mãn hạn tù và được thổi phồng là “cựu tù nhân lương
tâm”. Rõ ràng, đây lại là những nhận định, đánh giá hết sức phiến diện và thiếu
khách quan, xuyên tạc tình hình nhân quyền tại Việt Nam.
Báo cáo của Tổ chức Ân xá quốc tế về trại giam Việt Nam là sai sự
thật (Ảnh Internet)
Nhà nước Việt Nam luôn
tôn trọng các quyền tự do, dân chủ của công dân. Tuy nhiên, cũng như ở mọi nước
khác trên thế giới, Nhà nước Việt Nam không chấp nhận việc lợi dụng các quyền tự
do, dân chủ để có các hành vi vi phạm pháp luật. “Ở Việt Nam không có đàn áp
chính trị, không có ai bị bắt vì lý do chính kiến, tôn giáo, chỉ có những người
vi phạm pháp luật bị xử lý theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam”. Cho
dù còn những định kiến, áp đặt sai lệch về tình hình thực tế của Việt Nam, song
không ai có thể phủ nhận được những thành tựu của Việt Nam trong việc thực hiện
và thúc đẩy quyền con người.
Là thành viên của 7
Công ước quốc tế cơ bản về quyền con người, trong đó có Công ước chống tra tấn,
Việt Nam luôn thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, cam kết, nghĩa vụ của quốc gia
thành viên. Bằng nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Hiến pháp, Bộ luật Hình
sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự... Nhà nước đã chính thức ghi nhận và bảo đảm quyền
con người, quyền công dân, coi đó như những chế định quan trọng. Các quy định về
bắt người, tạm giữ, tạm giam là một trong các quy định nhằm bảo vệ quyền con
người, quyền công dân của nhân dân và của cả bị can, bị cáo, của người bị bắt.
Tất cả những quy định của Hiến pháp và Bộ luật Tố tụng Hình sự về bắt, tạm giữ,
tạm giam đều nhằm góp phần phát huy dân chủ, tăng cường hơn nữa hiệu lực của
Nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân để xây dựng một xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh và giàu mạnh.
Thực tế thì trong thời
gian vừa qua một số đối tượng bị bắt tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù
có thời hạn đã thông qua những người thân của mình để tru tréo lên rằng Việt
Nam vi phạm nhân quyền, bị bắt là vô tội thậm chí là bị công an ngược đãi thậm
tệ trong trại giam như trường hợp “mất tay” của Hải Điếu cày, bị bệnh nặng cần
được chữa trị gấp như Cù Huy Hà Vũ, bị u đùi cần phải mổ như Tạ Phong Tần, bị
ngược đãi trong trại giam và bị công an ép buộc đi định cư tại Hoa Kỳ như trường
hợp của Trần Huỳnh Duy Thức, mới đây là trường hợp của “thủ lĩnh dân oan” Cấn
Thị Thêu bị “nôn và đi tiểu ra máu”… Và những chiêu trò hèn hạn này đều đã bị
bóc mẽ, vạch trần. Tuy nhiên, vì những “động cơ chính trị” nào đó, một số tổ chức
quốc tế có cái nhìn thiếu thiện chí về Việt Nam trong đó có Tổ chức Ân xá quốc
tế vẫn có những đánh giá mang tính quy chụp, thiếu khách quan về chính sách bảo
vệ quyền con người trong tố tụng hình sự của Nhà nước Việt Nam khi đánh tráo
khái niệm, đổi trắng thay đen, gọi những kẻ phạm pháp bị xử lý theo pháp luật
đó là “tù nhân chính trị”, “tù nhân lương tâm”…
Thiết nghĩ, thay cho việc chỉ săm soi, chỉ trích, đưa ra những thông tin sai sự thật về tình hình dân chủ, nhân quyền ở một số nước, trong đó có Việt Nam, thể hiện trong các “báo cáo” công bố thường niên; Tổ chức Ân xá quốc tế nên có cái nhìn đầy đủ, khách quan về những thành tựu nhân quyền mà Việt Nam đã đạt được và những đóng góp của Việt Nam vào các hoạt động của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc./.