Huyền Pha
Một người phụ nữ bất
ngờ băng qua đường bất chấp dòng xe đang đi với tốc độ cao, một em bé lao từ
nhà ra ngõ bất chấp dòng xe đang chạy, bất chấp chỉ cách đó mấy trăm m là hầm
hoặc cầu đi bộ sang đường vô cùng an toàn. Rầm… tiếng động vang lên sự va chạm
xảy ra người phụ nữ ngã xuống, em bé kia bị hất văng. Đây là một trong rất nhiều
sự tùy tiện của người Việt Nam dù biết là vi phạm pháp luật, nguy hiểm nhưng vì
“tiện” mà họ bất chấp. Điều đáng buồn hơn là khi va chạm xảy ra thì đại đa số mọi
người chỉ chú ý về người phụ nữ và em bé kia, chủ thể gây ra nguy hiểm và đổ
ánh nhìn vào nạn nhân đi đường, người vô tình va phải cùng những lý lẽ: “không
biết nhìn ah?”, “phải biết tránh chứ?”, “đâm vào rồi xin lỗi đi”…
Có lẽ đã từ lâu hăn
sâu trong tâm thức người Việt rằng đi xe đền đi bộ, xe to đền xe nhỏ, cứ đi xe
là có tiền là phải nhường người không đi xe dù họ sai. Cứ như vậy, cứ như vậy mặc
định vào suy nghĩ và dân đến hành động của con người. Nếu người đi xe có trót
kêu người gây tai nạn cho mình phải bắt đền, dù người đi xe là đúng luật thì họ
sẽ nhận lại những ánh mắt đầy sự “coi thường”, “khinh bỉ” đi kèm những lời nói
xót thương hơn vết thương trên người họ do vụ tai nạn gây ra như: “có tiền đi
xe còn đòi mấy đồng bạc của người đi bộ”, “người ta đi bộ làm gì có tiền” hoặc
“đi xe to, xe đẹp thì bỏ qua cho họ đi”. Cứ như vậy, những hành vi sai luật gây
thiệt hại cho người dân nghiễm nhiên được bỏ qua, dần dần tạo thành tâm lý “mày
phải tránh tao”, “mày đâm tao, mày phải đền”. Thậm chí người đi đúng, thiệt hại
nhất vẫn phải bỏ tiền ra cho người đi sai để nhận về sự cảm thông của thiên hạ
và không bị réo tên trên mạng xã hội.
Hành vi vi phạm pháp
luật dù lớn hay nhỏ cũng đều không thể chấp nhận, đáng bị lên án và trừng phạt,
bởi có như vậy thì mới có thể ngăn chặn được những hành vi tương tự sau này.
Ngày nay, khi nhiều người hàng ngày vẫn lên mạng kêu gào đòi phải văn minh như
này như kia, nhưng chính họ liệu họ có cho thấy bản thân mình được văn minh hay
không? không thể vin vào cái tiện để bao che cho sự lười biếng của bản thân và
làm ảnh hưởng đến mọi người. Đã là hành vi vi phạm pháp luật thì không thể đánh
đồng cho hoàn cảnh khó khăn. Cứ thử hình dung, nếu ai cũng vin vào đó ra đường vi
phạm pháp luật thì xã hội sẽ thế nào?
Thương cảm, nhân từ,
độ lượng với hành vi vi phạm pháp luật chính là một suy nghĩ lệch lạc. Làm vậy
không hề giúp con người văn minh lên mà chỉ càng tạo thói nhờn luật, gây hại
cho chính họ và xã hội mà thôi.
Hành vi sai trái cần phải bị dẹp bỏ triệt để bởi toàn xã hội. Có như vậy, thượng tôn pháp luật mới được giữ vững, cuộc sống mới bình yên và người dân được bảo vệ. Nếu chúng ta không làm nghiêm từ những việc nhỏ thì làm sao đòi hỏi sự nghiêm minh ở những việc lớn hơn của đất nước?