Vô
Danh
Trong
những ngày vừa qua, đám “dân chủ” trong nước như lên đồng về việc Tổ chức Phóng
viên không biên biên giới (RSF) đưa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vào danh sách “kẻ
thù của tự do truyền thông” và xếp Việt Nam đứng thứ 175 trong số 180 quốc gia “đàn
áp tự do báo chí”. Chúng hả hê xuyên tạc rằng: Tại Việt Nam báo chí hoàn toàn bị
cấm đoán, Internet bị theo dõi và kiểm soát chặt chẽ; Nhiều công dân mạng và
blogger bị chính quyền đàn áp vì những cáo buộc mơ hồ…
Vậy
thực hư vấn đề này thế nào?
Điều dễ
nhận thấy, cái gọi là “xếp hạng tự do báo chí” mà Tổ chức Phóng viên không biên
biên giới (RSF) đưa ra mới đây vẫn không có nội dung gì quá mới mẻ khi vẫn bằng
cách làm chủ quan, áp đặt, thiếu thiện chí RSF thường xuyên tự cho mình cái quyền
xếp nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam vào hàng “có vấn đề tự do
ngôn luận, tự do báo chí”. Rõ ràng, đây là một sự xuyên tạc, bóp méo, bịa đặt,
vu cáo, bôi đen thực tế xã hội và thực trạng tự do, dân chủ, nhân quyền ở Việt
Nam.
Trong khi
đó, những năm gần đây dưới sự tài trợ, thao túng của Mỹ và các nhà tài phiệt
phương Tây tôn chỉ, mục đích ban đầu mà Tổ chức Phóng viên không biên biên giới
đã đề ra đang dần trở nên méo mó hơn bao giờ hết. Mặc dù, đang khoác lên mình
cái nhãn hiệu bảo vệ quyền lợi của các nhà báo, nhưng trên thực tế, RSF không hề
bảo vệ các nhà báo chân chính mà chỉ chăm chăm tiếp tay một số blogger và nhà
báo giả danh để hoạt động chống phá chính quyền. Hằng năm, RSF đều tiến hành nhận
xét, đánh giá về tình hình báo chí quốc tế, rồi tổ chức xếp hạng về mức độ “tự
do” báo chí của một quốc gia (trong đó có Việt Nam) theo cảm nhận chủ quan của
họ. Người ta không biết có bao nhiêu độ khách quan, chuẩn xác trong đó; chỉ biết
rằng đã có không ít quốc gia phản đối, phê phán cách làm phiến diện, áp đặt của
tổ chức này.
Cái gọi là “xếp hạng tự do báo chí” chỉ là chiêu trò can thiệp
vào
công việc nội bộ nước khác của RSF (Ảnh Internet)
Cần khẳng
định rằng, không một quốc gia nào trên thế giới coi quyền “tự do báo chí”, “tự
do ngôn luận” là tuyệt đối; mọi quyền lợi đều phải gắn liền với nghĩa vụ và đặt
trong những giới hạn, khuôn khổ phù hợp với các giá trị chuẩn mực xã hội để bảo
đảm rằng việc thực hiện quyền của người này không làm ảnh hưởng, xâm phạm đến
quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Tiêu biểu như: Tại khoản 3, Điều
19, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị nhấn mạnh: “Việc thực hiện
những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm
đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên,
những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để: a) Tôn
trọng các quyền hoặc uy tín của người khác, b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật
tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội”.
Tại Việt
Nam, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí được Hiến pháp ghi nhận, tôn trọng và
bảo đảm thực thi. Theo đó, tất cả các bản Hiến pháp của nước ta từ trước đến
nay đều có những quy định về tự do ngôn luận, tự do báo chí và khẳng định đây
là một trong những quyền cơ bản nhất của con người, của mọi công dân. Điều 25,
Hiến pháp 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp
cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do
pháp luật quy định”.
Luật
Báo chí cũng nêu rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc “tạo điều kiện thuận lợi
để công dân thực hiện tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí…” “Báo chí,
nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ; không tổ
chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động. Không ai được
lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi
ích của Nhà nước, tập thể và công dân”.
Những
năm qua, báo chí Việt Nam đã có sự phát triển nhanh về số lượng, loại hình, ấn
phẩm, đội ngũ những người làm báo, số lượng công chúng, cơ sở vật chất kỹ thuật,
công nghệ, năng lực tài chính cũng như sự tác động và ảnh hưởng xã hội tích cực
của các cơ quan báo chí, truyền thông đều tăng nhanh. Hầu hết các bộ, ban,
ngành, đoàn thể từ trung ương đến địa phương, các giai cấp, giai tầng, các hội
nghề nghiệp, các giới, các tôn giáo lớn, các thành phần trong xã hội đề có tờ
báo của mình.
Theo
Báo cáo tổng kết năm 2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông: Tính đến tháng
12/2013, toàn quốc có 838 cơ quan báo chí in với 1.111 ấn phẩm; có 70 báo điện
tử, 19 tạp chí điện tử và 265 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan
báo chí. Mạng lưới phát thanh - truyền hình có 67 đài phát thanh - truyền hình
Trung ương và địa phương. Hiện tại, Việt Nam có 178 kênh chương trình phát
thanh và truyền hình quảng bá, gồm 103 kênh chương trình truyền hình, 75 kênh
chương trình phát thanh. Bên cạnh đó, tỷ lệ người dân sử dụng Internet cũng
tăng lên đáng kể, tính đến đến tháng 12/2015, tại Việt Nam đã có 52% dân số sử
dụng, cao hơn mức trung bình của khu vực châu Á (38,8%) và của thế giới (45%),
đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, thứ 6 tại châu Á….
Ở Việt
Nam, báo chí đã thật sự là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước và các tổ chức
chính trị, xã hội, nghề nghiệp; là diễn đàn và công cụ quan trọng bảo vệ lợi
ích và quyền tự do của các tầng lớp nhân dân. Mọi người dân đều có quyền đề đạt
nguyện vọng, phát biểu và đóng góp ý kiến trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã
hội thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó có báo chí. Đồng thời,
khi tham gia sinh hoạt, hoạt động ở tổ chức nào, họ đều có ấn phẩm báo chí của
tổ chức đó nhằm đáp ứng nhu cầu và bảo đảm quyền được thông tin của mình. Chính
vì lẽ đó, đông đảo các giai cấp, giai tầng xã hội ở Việt Nam tự thấy không có
nhu cầu xuất bản báo chí tư nhân.
Như đã
đề cập ở trên, tự do báo chí là một quyền có giới hạn. Lẽ đương nhiên,
dù có tự do đến thế nào thì báo chí cũng phải hoạt động trong
khuôn khổ của pháp luật, trong đó quan trọng là không được làm tổn
hại đến lợi ích quốc gia và lợi ích hợp pháp của người dân. Điều
này thì chẳng riêng gì ở Việt Nam mà ở Mỹ, Pháp và các nước tiên
tiến khác cũng yêu cầu như vậy. Những trường hợp mà RSF gọi là “các bloggers
có tiếng nói đối lập bị đàn áp” như: Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Văn Đài, Tạ Phong
Tần, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hay Hồ Hải mới đây… về bản chất chỉ là những người
đã vi phạm khoản 3 Điều 19 và khoản 2 Điều 10 Công ước quốc tế về các quyền dân
sự và chính trị cũng như quy định của pháp luật Việt Nam. Việc những tổ chức,
cá nhân cố tình lợi dụng dân chủ, tự do ngôn luận, tự do báo chí để xâm hại đến
lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân bị xử lý nghiêm
minh, đây là lẽ đương nhên, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.
Cho dù còn những định kiến, áp đặt sai lệch về tình hình thực tế của Việt Nam, song không ai có thể phủ nhận được những thành tựu của Việt Nam trong việc đảm bảo quyền tự do báo chí. Và đã đến lúc, Tổ chức Phóng viên không biên giới nên dừng các hoạt động săm soi, chỉ trích, đưa ra những thông tin sai sự thật về tình hình tự do ngôn luận, tự do báo chí tại Việt Nam trong bảng “xếp hạng tự do báo chí” công bố hàng năm./.